Chấm dứt dự án xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn 'đắp chiếu' 15 năm

(CL&CS)- UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các sở ngành tiến hành các thủ tục chấm dứt dự án, thu hồi đất đã cấp để thực hiện dự án Nhà máy xi măng Phú Sơn do đã qua 15 năm nhưng vẫn trong tình trạng "đắp chiếu".

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan tiến hành các trình tự, thủ tục để chấm dứt dự án xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư.

Ngoài ra, UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi diện tích đất đã được Nhà nước giao cho Công ty CP xi măng Phú Sơn thuê để thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác liên quan.

xay dung

Chấm dứt dự án xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn 'đắp chiếu' 15 năm

Được biết, năm 2007, UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định giao cho Công ty CP xi măng Phú Sơn 40 ha đất để triển khai xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn. Toàn bộ diện tích này là đất 2 lúa, trước đó 200 hộ dân thuộc các thôn 1, 3 và 4 xã Phú Sơn, huyện Nho Quan vẫn sản xuất bình thường, sau đó đồng ý bàn giao lại để làm nhà máy.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, công suất 11 triệu tấn/năm, triển khai từ năm 2007 đến năm 2011. Bắt tay triển khai dự án, Công ty CP xi măng Phú Sơn san lấp mặt bằng, xây tường rào, làm một số hạng mục công trình như nhà điều hành, nhà kho…

Doanh nghiệp này rầm rộ triển khai xây dựng nhà máy trong thời gian đầu, sau đó thì chậm dần, cuối cùng thì dừng hẳn. Đến nay, sau 15 năm triển khai, toàn bộ khu đất 40 ha làm nhà máy trong tình trạng bỏ hoang, các hạng mục đã thi công thì "đắp chiếu", ngổn ngang dang dở.

Cục Thuế tỉnh Ninh Bình thông tin, từ khi được Nhà nước cấp diện tích đất 40 ha để làm dự án nhà máy xi măng, công ty CP xi măng Phú Sơn không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với diện tích đất được thuê. Tính đến hết năm 2021, sau khi trừ số tiền được miễn, Công ty CP xi măng Phú Sơn còn nợ trên 730 triệu đồng tiền thuê đất.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình đã thành lập đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Phú Sơn. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã không thể làm việc được với chủ đầu tư cũng như người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.