Thứ bảy, 27/05/2023, 12:03 PM

Cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sĩ, lương y quảng cáo thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe

(CL&CS) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát đi cảnh báo về việc mạo danh các bác sĩ, quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh để bán sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cho biết, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một số clip có hình ảnh nhân vật tự xưng là nhân viên y tế tại các bệnh viện lớn, lương y, tư vấn bệnh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thuốc chữa bệnh để bán sản phẩm.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

Như vậy bất kỳ bác sỹ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Facebook giả mạo TS.BS Phan Hướng Dương để bán sản phẩm cho người bệnh.

Facebook giả mạo TS.BS Phan Hướng Dương để bán sản phẩm cho người bệnh.

Do đó, Cục an toàn thực phẩm lưu ý người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sỹ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh. Người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với các clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể khỏi bệnh.

Việc tin theo các nội dung quảng cáo sai sự thật khiến người bệnh không đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời sẽ bỏ qua giai đoạn điều trị khỏi bệnh, không những tổn thất về kinh tế mà còn tổn hại tới sức khỏe.

Trong thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã liên tục cảnh báo người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;

Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ghi tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và Nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng; mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử

Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53

(CL&CS) - Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 18 - 25% mỗi năm.

Bộ Y tế: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

Bộ Y tế: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 11:03

(CL&CS) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế Hà Nội tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, dầu mỡ chiên rán thực phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh...

Bộ Y tế thông tin kẹo rau củ Kera chứa chất mà trên nhãn không ghi

Bộ Y tế thông tin kẹo rau củ Kera chứa chất mà trên nhãn không ghi

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:02

(CL&CS) - Bộ Y tế đề nghị xử lý các vi phạm liên quan đến viên kẹo rau củ Kera theo đúng quy định của pháp luật.