Thứ năm, 04/08/2022, 15:07 PM

Cần xử lý nghiêm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên sàn thương mại điện tử

(CL&CS) - Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng đang tồn tại "mặt trái" khi tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày một nhiều trên không gian mạng.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Hiện nay, mua sắm online đã dần trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam. Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cũng vì thế mà phát triển ngày càng nhanh chóng. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh hoặc laptop, bạn đã có thể sở hữu sản phẩm mình muốn với chi phí tối ưu nhất và được vận chuyển tới tận nhà.

Tuy nhiên, rủi ro khi mua hàng trên các sàn TMĐT cũng không hề nhỏ, nhiều người ví đây giống như một “chợ đầu mối online” với hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được đăng bán tràn lan. Quá trình kiểm duyệt của sàn TMĐT cũng chưa được chặt chẽ, thiếu minh bạch, hoàn toàn dựa trên sự công khai của người bán.  

"Bát nháo" mỹ phẩm giả tràn lan trên sàn thương mại điện tử

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được Công văn 89/KN-KHTC đề ngày 06/7/2022 của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hải Dương kèm theo hồ sơ liên quan báo cáo kết quả kiểm nghiệm 3 sản phẩm mỹ phẩm không đạt chất lượng, do Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hải Dương mua trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee (shopee.vn) để kiểm tra chất lượng.

Cụ thể 3 sản phẩm là: Dr Therapy Melasma-Best for spa Night cream (NSX: 16/5/2022; HSD 16/5/2025); Dr Therapy Melasma - Best for spa Day cream (NSX: 16/5/2022; HSD: 16/5/2025); Dr Therapy Melasma - Cream Perfect for spa (NSX: 05/01/2021; HSD: 04/01/2024).

Hình ảnh sản phẩm mỹ phẩm Dr Therapy Melasma - Best for spa Night cream trên sàn thương mại điện tử.

Hình ảnh sản phẩm mỹ phẩm Dr Therapy Melasma - Best for spa Night cream trên sàn thương mại điện tử.

Kết quả kiểm nghiệm 3 sản phẩm nêu trên chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép, không đáp ứng yêu cầu về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm. Thành phần công thức sản phẩm ghi trên nhãn có chứa chất hydroquinone 2% là chất không được phép có trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da theo quy định.

Cục Quản lý Dược chuyển Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để thông báo cho Công ty TNHH Shopee và các sàn giao dịch thương mại điện tử, yêu cầu ngừng kinh doanh, gỡ bỏ các thông tin về các sản phẩm vi phạm này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu Công ty TNHH Shopee tiến hành thu hồi các sản phẩm đã bán cho khách hàng.

Trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng nhận được văn thư số của Công ty TNHH dược phẩm Hisamitsu Việt Nam báo cáo về việc phát hiện các mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả, trên nhãn ghi "SALONPAS GEL Net Weight 50g, Product: PT HISAMITSU PHARMA INDONESIA Sidoarjo, Indonesia, No. Reg: POM QL. 031 700 081", kèm các thông tin về nhãn, thông tin tra cứu trên internet.

Cục Quản lý Dược ra công văn "tuýt còi"

Trước tình hình mỹ phẩm được quảng cáo là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp. Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 7261 /QLD-MP gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.

Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, mỹ phẩm được rao bán, quảng cáo trên sàn giao dịch thương mại điện tử và các trang mạng xã hội rất đa dạng về chủng loại, xuất xứ. Nhiều sản phẩm quảng cáo là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; quảng cáo không phù hợp với tính năng, công dụng đã công bố hoặc vượt quá tính năng vốn có của sản phẩm…

Để chấn chỉnh tình trạng này, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường triển khai thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý...

Qua công tác kiểm tra hậu mãi mỹ phẩm lưu thông trên thị trường, vẫn còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng với địa chỉ đã công bố, thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh mà không thông báo với cơ quan quản lý theo quy định.

Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm chưa tuân thủ đầy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm không đạt chất lượng, mỹ phẩm chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố theo quy định; một số sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm vượt quá tính năng, công dụng mỹ phẩm, gây hiểu nhầm là thuốc.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm, đảm bảo an toàn, quyền lợi cho người tiêu dùng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn.

Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường.

Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm online nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế tiếp tục rà soát việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm, kiểm tra lại toàn bộ nội dung trong các Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Sở Y tế cấp số tiếp nhận thời gian qua; cập nhật thường xuyên danh mục các chất sử dụng trong mỹ phẩm, phổ biến đến các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đảm bảo chỉ đưa ra lưu thông phân phối và sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm theo quy định.

Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm theo quy định hiện hành. Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.

Quỳnh Anh

Bình luận

Nổi bật

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.

Saigon Co.op tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Saigon Co.op tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 14/04/2024, 18:50

(CL&CS) - Ngày 13/4/2024, Saigon Co.op tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì An toàn Thực phẩm năm 2024” nhằm hưởng ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.

Hà Nội: Thu giữ 2.000 cái xúc xích có dấu hiệu nhập lậu

Hà Nội: Thu giữ 2.000 cái xúc xích có dấu hiệu nhập lậu

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 20:18

(CL&CS) - 2.000 cái xúc xích có dấu hiệu nhập lậu vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện thu giữ tại một điểm tập kết trên địa bàn huyện Thanh Trì.