Chủ nhật, 13/11/2022, 22:17 PM

Cách nhận diện thẩm mỹ “chui”

(CL&CS) - Những năm trở lại đây, nhu cầu làm đẹp tăng mạnh, Việt Nam đối mặt với một làn sóng các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ "chui" góng lên hồi chuông cảnh báo nhu cầu làm đẹp nhưng cần đúng phương pháp, đúng cơ sở.

Cách nhận diện thẩm mỹ “chui”

Cách nhận diện thẩm mỹ “chui”


Hàng loạt vụ việc bệnh nhân phải nhập viện vì biến chứng khi làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng, sử dụng các sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc đang gióng lên hồi chuông cảnh báo với thông điệp làm đẹp là nhu cầu chính đáng, nhưng cần thực hiện đúng phương pháp, đúng cơ sở.

Nhu cầu làm đẹp ngày càng lớn của xã hội cũng như những lợi nhuận do loại hình dịch vụ này mang lại, dẫn đến việc hiện nay rất nhiều cơ sở làm đẹp “mọc lên” . Trong đó, có một bộ phận cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phẫu thuật, thủ thuật khi không đủ điều kiện và không được cấp giấy phép.

Mặc dù các cơ sở làm đẹp mọc lên như nấm trên địa bàn Hà Nội, nhưng thực tế chỉ có khoảng 100 cơ sở được Sở Y tế Hà Nội cấp phép và đủ điều kiện thực hiện các thủ thuật làm đẹp xâm lấn. Đó là các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo quy định, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được làm các tiểu phẫu như: Nhấn mí mắt, nâng mũi, tạo lúm đồng tiền..., không được làm các phẫu thuật lớn như căng da mặt, hút mỡ, nâng ngực…

Còn những cơ sở làm đẹp chỉ được phép làm các dịch vụ ngoài da, không được thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật xâm lấn, gây chảy máu như: Xăm mắt, môi, lông mày… “Quy định rõ ràng là vậy nhưng trên thực tế các cơ sở làm đẹp hầu hết đều gắn biển hiệu thẩm mỹ viện để đánh lừa khách hàng.

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì nội dung biển hiệu của phòng khám phải có các thông tin như sau:

-  Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được cấp;

-  Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; số điện thoại đăng ký của phòng khám;

-  Thời gian làm việc hằng ngày của phòng khám.

Bên cạnh đó, các cơ sở này cũng chỉ được thực hiện các thủ thuật nằm trong danh mục đã được Sở Y tế phê duyệt. Danh mục này cũng phải được niêm yết ngay tại khu vực tiếp đón để người dân được biết.

Như vậy, nếu cơ sở không có đầy đủ các thông tin nêu trên thì đó là cơ sở chui, người dùng cần tỉnh táo và cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.

Ngoài ra, các trang web, Facebook, fanpage chính là “lỗ hổng” để các cơ sở làm đẹp quảng cáo quá sự thật, thổi phồng các giá trị thật của các dịch vụ làm đẹp… Có trường hợp, nơi quảng cáo không phải là nơi trực tiếp thực hiện các dịch vụ làm đẹp mà chỉ là trung gian nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc các cơ sở làm đẹp đăng ký với tên gọi chung là thẩm mỹ viện cũng dễ khiến người dân hiểu lầm nơi đây có thể thực hiện các phẫu thuật làm đẹp. Chính vì đặt niềm tin nhầm địa chỉ nên không ít chị em đã phải trả giá đắt, trở thành nạn nhân của những ca phẫu thuật xẻ mí, hút mỡ, nâng ngực, xăm mắt… không thành công.

Theo đó, về trách nhiệm của cơ sở thẩm mỹ, việc cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trái phép có thể bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng, đồng thời bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, căn cứ điểm đ khoản 6, điểm c khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, hành vi tiêm filler nếu gây ra các biến chứng nghiêm trọng, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc khách tiêm tử vong do tiêm filler, thì nhân viên trực tiếp thực hiện phẫu thuật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 315 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và có thể phải đối diện với mức phạt cao nhất lên tới 15 năm tù.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi này còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia về mực in nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia về mực in nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS)- Sáng 14/5 tại Hà Nội, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) đã tổ chức Hội nghị Phổ biến tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13928:2023 về các yêu cầu chung đối với mực in sử dụng trên bao bì thực phẩm.

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Truy xuất nguồn gốc là 'chìa khóa' khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:21

(CL&CS) - Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nháy ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và trở thành nỗi lo đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc hiện được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng cường áp dụng. Qua đó, góp phần bảo vệ thương hiệu, uy tín của sản phẩm và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:44

(CL&CS)- Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc thể hiện sự chuyên nghiệp và cam kết về chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất, từ đó góp phần nâng cao uy tín thương hiệu.