Thứ hai, 13/05/2024, 20:21 PM

Truy xuất nguồn gốc là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng

(CL&CS) - Hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nháy ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và trở thành nỗi lo đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc hiện được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng cường áp dụng. Qua đó, góp phần bảo vệ thương hiệu, uy tín của sản phẩm và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Theo xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng đã dần ý thức được việc tự bảo vệ lợi ích và sức khỏe của bản thân. Đó cũng là lúc việc truy xuất nguồn gốc, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng... trở thành tiêu chuẩn bắt buộc.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một giải pháp cho người dùng truy xuất, tìm hiểu thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ đã mua, truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối. Người dùng thông qua truy xuất nguồn gốc có thể trực tiếp tìm hiểu, thu thập thông tin về sản phẩm họ đã mua một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, hướng tới minh bạch, phục vụ hội nhập quốc tế, đồng thời góp phần để nhận diện giá trị sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đăc thù, chủ lực của các địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, truy xuất nguồn gốc đang trở nên cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường. Nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu.

Đặc biệt, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa như lương thực, thực phẩm… việc truy xuất nguồn gốc được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được bảo đảm; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc là

Truy xuất nguồn gốc là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Truy xuất nguồn gốc bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp

Lợi ích đầu đầu tiên phải kể đến đó chính là lợi ích bảo vệ thương hiệu, uy tín, nâng tầm giá trị doanh nghiệp lên một cách hiệu quả. Và thực tế cho thấy, có không ít doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã bị kẻ xấu lợi dụng, trà trộn bán hàng nhái, kém chất lượng, hủy hoại đi niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã phải mất rất nhiều công sức để gây dựng lên. Việc truy xuất nguồn gốc nó chính là con đường ngắn nhất giúp bảo vệ uy tín của doanh nghiệp một cách hiệu quả, và đồng thời truyền tải mọi thông điệp của nhà sản xuất đi đến tay người tiêu dùng chỉ thông qua một thao tác đơn giản đó là quét mã.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai. Qua 3 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng hơn 20  tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc và dự kiến đưa vào vận hành "Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia" trong năm 2022.

Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa vào Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

Tăng tính cạnh tranh, kích thích mua hàng

Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với những sản phẩm nông lâm thủy sản,... do vậy, việc áp dụng truy xuát nguồn gốc sẽ góp phần  mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác bởi hầu hết hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ, mỗi con tem thường chỉ có mức giá dao động khoảng hai hoặc 300 đồng đến gần một nghìn đồng (đối với tem vỡ, phủ cào,..). Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp được những tính năng của hệ thống phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng. Đây là hai tính năng rất quan trọng và cần thiết đối các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần bỏ một khoản chi phí nhỏ nhưng lại nhận được phần mềm có 3 tính năng chuyên biệt. Ngoài ra, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thường được vận hành khá đơn giản. Nếu biết tận dụng tốt mọi tính năng, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực quản lý một cách đáng kể.

Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nông sản có giá trị, tuy nhiên thị phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, quy mô và cách thức còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới.  Ngoài ra, đối với một số lĩnh vực như nông – thủy sản, truy xuất xuất nguồn gốc thủy sản chính là yếu tố bắt buộc đối với toàn bộ doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Bảo vệ lợi ích cộng đồng người tiêu dùng

Với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc không đơn thuần chỉ có giá trị về mặt kinh tế, chính trị mà nó còn là cách để các doanh nghiệp đang chung tay góp sức bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam.

Để giúp các doanh nghiệp thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, các cơ quan nhà nước đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan. Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan xây dựng và công bố 30 tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, mới đây, Bộ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1.6 tới đây. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi xây dựng dữ liệu phải bảo đảm tối thiểu 10 thông tin cơ bản về tên, hình ảnh sản phẩm, tên đơn vị sản xuất kinh doanh, địa chỉ… Thông tin này được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng, nguồn gốc của sản phẩm.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 13/06/2024, 15:41

(CL&CS) - Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên 5.500 quyển sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Phát hiện kho thuốc lá điện tử lậu số lượng lớn nhất từ trước đến nay

Phát hiện kho thuốc lá điện tử lậu số lượng lớn nhất từ trước đến nay

sự kiện🞄Thứ tư, 12/06/2024, 14:51

(CL&CS) - Lực lượng chức năng các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng vừa phối hợp kiểm tra, thu giữ 163.410 sản phẩm thuốc lá điện tử và 9.913kg phụ kiện thuốc lá điện tử nhập lậu.

Lại nhức nhối trước thực phẩm “bẩn”

Lại nhức nhối trước thực phẩm “bẩn”

sự kiện🞄Thứ tư, 12/06/2024, 14:51

(CL&CS) - Thực phẩm "bẩn" xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ khu vực biên giới đến các tỉnh, thành phố sâu trong nội địa. Nếu lực lượng chức năng không ngăn chặn kịp thời, hàng chục tấn chân gà, trứng gà non, thịt và nội tạng động vật… nhập lậu “3 không” (không nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, không hạn sử dụng) sẽ từ các tụ điểm tập kết sớm đến tay người tiêu dùng.