Thứ năm, 10/06/2021, 08:29 AM

Các chuỗi chăn nuôi cần nâng cao chất lượng sản phẩm

(CL&CS)- Chiều 9-6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đi kiểm tra thực tế tại chuỗi chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm thịt lợn tại Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội) và chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm chăn nuôi (trứng gà) tại Công ty cổ phần Tiên Viên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã xây dựng được 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia. Nhìn chung, việc tham gia chuỗi đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm lên 10-15% so với sản phẩm thông thường khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chức năng trong giám sát, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm trên thị trường.

Tại buổi kiểm tra, Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long Nguyễn Trọng Long cho biết, hiện nay, quy mô trang trại có khoảng 5.000 lợn thịt, Hợp tác xã đang sản xuất thường xuyên 13 sản phẩm chế biến mang nhãn hiệu A-Z như: Giò chả, xúc xích, thịt hun khói, nem chua... Chuỗi thực phẩm A-Z được phân phối qua 5 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các quận, 30 bếp ăn tập thể tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Oai và một số chuỗi siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hằng ngày, Hợp tác xã cung cấp cho thị trường trên 2 tấn thịt lợn mát và 0,5 tấn sản phẩm chế biến từ thịt.

thanh-oai

Giám đốc Công ty cổ phần Tiên Viên Đặng Đình Tiên thông tin, quy mô sản xuất tại công ty là 72.300 con gà, ngoài ra, công ty còn ký kết hợp đồng chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm với 30 trang trại chăn nuôi vệ tinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ, quy mô chăn nuôi của hệ thống trang trại vệ tinh duy trì khoảng 120.000 gà đẻ thương phẩm. Hằng tháng, chuỗi Tiên Viên cung cấp cho thị trường hơn 2 triệu quả trứng, hơn 2 tấn thịt gà thông qua khoảng 100 đối tác. Các sản phẩm của chuỗi đều đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, đầy đủ bao bì, nhãn mác nhận diện và truy xuất được nguồn gốc theo quy định.

Ghi nhận những khó khăn, kiến nghị của các đơn vị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đồng thời yêu cầu các trang trại cần chuẩn hóa các khâu trong chuỗi từ đầu vào tới đầu ra, bảo đảm an toàn thực phẩm. Các chuỗi tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa, chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc; kết nối với các tập đoàn bán lẻ và các doanh nghiệp lớn trong sản xuất, lưu thông...; định hướng cho hợp tác xã, người dân sản xuất theo chuỗi khép kín.

Để các chuỗi phát huy hiệu quả, Thứ trưởng Trần Thanh Nam gợi mở các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển thêm cơ sở chăn nuôi vệ tinh, bảo đảm sản lượng cung cấp cho người tiêu dùng; tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo Báo Hà Nội mới

Bình luận

Nổi bật

Người dùng yên tâm sử dụng hàng ‘chuẩn’ nhờ truy xuất nguồn gốc

Người dùng yên tâm sử dụng hàng ‘chuẩn’ nhờ truy xuất nguồn gốc

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 10:55

(CL&CS) - Đời sống nâng cao, vấn đề truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa ngày càng trở nên thiết yếu, giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo.

Vương quốc Anh ban hành dự thảo quy định đối với sản phẩm rượu

Vương quốc Anh ban hành dự thảo quy định đối với sản phẩm rượu

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 08:56

(CL&CS) - Mới đây, Vương quốc Anh ban hành thông báo dự thảo quy định đối với sản phẩm rượu.

Bắc Giang: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Bắc Giang: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn đo lường chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 10:17

(CL&CS)- Đây là dịp để các tổ chức, cá nhân tham gia thấy rõ vai trò của TCĐLCL trong sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.