Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 16/12/2017, 17:12 PM

Buýt sông TP.HCM: Hồ hởi mua vé, mệt mỏi đợi chờ

(NTD) - Tuyến buýt đường sông tại TP.HCM được đưa vào vận hành từ ngày 25/11, và thật đáng mừng, lượng khách vẫn không hề sút giảm khi đã chính thức thu tiền vé. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số vấn đề cần lưu tâm, "trăn trở".

Ngày 15/12, PV Báo Người Tiêu Dùng có mặt tại bến Bạch Đằng (quận 1) để khảo sát ý kiến của người dân về tuyến buýt đường sông (Saigon WaterBus) đầu tiên trong cả nước. Qua quan sát, PV nhận thấy, nhiều hành khách khi vào khu mua vé rất hồ hởi, phấn khích. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian chờ đợi lên tàu, không ít người đã tỏ ra mệt mỏi và thất vọng.

Chạy nhanh, nhưng… chờ lâu!

Theo lộ trình, từ bến xuất phát Bạch Đằng, tàu sẽ qua các bến Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh rồi đến bến cuối Linh Đông, với giờ chạy tàu từ bến Bạch Đằng như sau: 7h30 – 8h30 – 10h30 – 13h00 – 17h30 – 18h00 (giờ xuất bến từ Linh Đông là 6h30 – 7h00 – 9h00 – 10h30 – 15h00 – 16h00). Tức, mỗi ngày có 6 chuyến đi và ngược lại.

Nhân viên quầy vé cho biết, thời gian đi từ bến Bạch Đằng đến Linh Đông chỉ mất khoảng 40 phút (kể cả thời gian khách lên và xuống tại các bến), chỉ bằng 2/3 thời gian xe buýt trên bộ. Thế nhưng, thực tế việc mua vé và chờ đợi phải mất từ 1 đến 3 tiếng đồng hồ đã khiến nhiều hành khách ngán ngẩm, "lăn tăn".

Cô Trần Tuyết Vân (ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM) mệt mỏi: “Tôi đến đây lúc 13h30 để thử đi “tàu buýt”, nhưng khi hỏi mua vé thì nhân viên nói chỉ còn 1 chuyến lúc 17h30 và không có vé khứ hồi vì giờ xuất bến của chuyến cuối cùng từ Linh Đông là 16h. Thấy vậy, muộn quá nên tôi thôi, đi về”.

35
Nhiều hành khách tỏ ra mệt mỏi khi phải đợi quá lâu (Ảnh: Duy Khải)

Người không mua được vé thất vọng, người mua được vé cũng nản lòng. Bác P.Q.N (ngụ quận Thủ Đức) than thở: “Hứng khởi lắm khi ra bến Linh Đông mua được vé đi chuyến 10h30. Tuy nhiên, khi đến bến Bạch Đằng "té ngửa" khi 15h mới có chuyến về lại Linh Đông. Cứ tưởng có tàu về liền thì đi một vòng cho biết, giờ phải đợi 3 tiếng đồng hồ. Trong lúc, giá cả quận 1 đắt đỏ, tôi lại không mang theo nhiều tiền nên chắc phải bắt xe buýt về Thủ Đức”.

Một bảo vệ tại bến buýt sông Bạch Đằng cho biết, mỗi chuyến tàu được phép chở tối đa 75 hành khách. Đã thế, vé còn phải phân bổ cho các bến khác nên bến Bạch Đằng chỉ được 40 - 45 vé mỗi chuyến nên lắm lúc nhân viên mới bán được 40 phút vé đã hết sạch. Thực tế, có những hành khách đến mua vé trước giờ tàu xuất phát cả 2 tiếng đồng hồ, song cũng chỉ nhận được cái lắc đầu từ nhân viên bán vé.

Khi chúng tôi có mặt tại bến Bạch Đằng lúc 9h40 sáng, tức là sau khi chuyến 9h30 xuất bến được 10 phút và hỏi mua vé chuyến 11h30 thì đã hết vé. Trả lời câu hỏi, làm sao để mua vé chuyến 11g30, nhân viên quầy vé nói phải có mặt từ lúc 8h, trước đến 3 tiếng rưỡi đồng hồ!

Chỉ phù hợp với du lịch, dã ngoại?

Việc phân bổ thời gian và lộ trình tuyến buýt sông Sài Gòn khiến cho nhu cầu dịch chuyển của người dân trở nên… bất tiện. Nhiều người nhìn nhận, tuyến buýt này chỉ phù hợp cho việc du ngoạn, ngắm cảnh Sài Gòn sông nước. Còn muốn di chuyển gấp hay đi làm, đi công việc thì cần cân nhắc, "thận trọng"!

 “Tôi về hưu nên có thời gian dẫn cháu ngoại đi ngắm cảnh cho biết với người ta. Chứ nhũng người đi làm thì sao mà đi được?” - cô T. (ngụ quận Bình Thạnh) nói. Và, đó cũng là ý kiến của nhiều hành khách có mặt tại bến Bạch Đằng vào sáng 15/12, khi có đến hơn 2/3 lượng hành khách ngồi chờ chuyến buýt sông là người già, trẻ em và  du khách.

36
Hành khách tranh thủ dùng cơm trưa trong lúc chờ “tàu buýt” (Ảnh: Duy Khải)

Như vậy, có thể thấy, việc xây dựng mô hình giao thông mới tại TPHCM, bước đầu đã không đạt hiệu quả trong việc giảm tải cho đường bộ như mong đợi. Song, cũng phải nhìn nhận, đã xuất hiện những tín hiệu lạc quan trong việc phát triển du lịch đường thủy tại địa phuong này.

Thực tế, thời gian di chuyển trung bình của một chuyến xe buýt đường bộ là hơn 1 tiếng đồng hồ, trong khi buýt sông chỉ là 40 phút. Thế nhưng, lộ trình của xe buýt đường bộ lại được phân bổ hợp lý và thời gian để đi được một chuyến xe buýt theo ý muốn là không quá lâu. Do đó, để buýt sông thực sự là buýt, thiết nghĩ vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

"Lẽ đời", khi các hình thức giao thông đường bộ quá tải, tất yếu người ta tìm đến những hình thức giao thông mới, trong đó buýt đường sông là một lựa chọn. Về lâu dài, bên cạnh tiềm năng du lịch, buýt đường sông cần có những thay đổi như tăng lượng phương tiện để thu hẹp khoảng cách các chuyến, cũng như phân bổ lộ trình hợp lý, đáp ứng nhu cầu của khách...

Và, chỉ có như vậy, những kỳ vọng về một hình thức vận tải mới của đô thị lớn nhất nước sẽ trở thành hiện thực!

 Sông Trường – Duy Khải – Huỳnh Như

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.