Thứ sáu, 29/03/2024, 19:40 PM

Quảng Ngãi: Tập trung phát triển nhiều sản phẩm có chất lượng

(CL&CS) - Hiện nay, ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều sản phẩm OCOP khẳng định được thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Xây dựng sản phẩm OCOP là nội dung quan trọng của tiêu chí phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Do đó, cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể các cấp ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi luôn quan tâm, hỗ trợ và đồng hành cùng các chủ thể, doanh nghiệp, địa phương trong phát triển sản phẩm đặc trưng.

dd

Các sản phẩm nước mắm của Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Mười Quý được người tiêu dùng lựa chọn (ảnh Hiền Thu)

Trong năm 2023, huyện Bình Sơn đã đầu tư hơn 400 triệu đồng từ ngân sách nhà nước để phát triển sản phẩm OCOP, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp thay đổi, nâng cấp máy móc thiết bị sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm...

Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm OCOP; xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện; bố trí các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện trong các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh; tổ chức chương trình “Kết nối tình quê” tại một số tỉnh, thành phố để giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP...

Nhắc đến các sản phẩm nước mắm của Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Mười Quý ở xã Bình Thạnh, người tiêu dùng hầu như không còn xa lạ. Bởi các dòng nước mắm Mười Quý đã có mặt ở nhiều hệ thống siêu thị lớn, các cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh. Dù sản xuất, kinh doanh mặt hàng nước mắm truyền thống, nhưng công ty luôn đầu tư, cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, khắt khe của người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Ung Đình Hiền cho biết, huyện xác định việc thực hiện Chương trình OCOP là một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện. Để thực hiện có trọng tâm, hiệu quả, huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

Cụ thể là, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về chương trình. Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu đặc trưng. Chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP; quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu...

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07

(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.