Thứ hai, 29/03/2021, 08:41 AM

Bộ Y tế vào cuộc vụ nghi ngộ độc pate chay ở Bình Dương

(CL&CCS) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân vụ việc, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ xét nghiệm các chỉ tiêu nghi gây ngộ độc.

Chiều 26/3, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Nguyễn Hùng Long đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản (Bộ NN-PTNT), Sở Y tế TP.HCM, Sở Y tế tỉnh Bình Dương, Ban An toàn thực phẩm TP.HCM liên quan đến các trường hợp (ngụ thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) nghi ngờ ngộ độc Botulinum do sử dụng sản phẩm pate chay sau bữa ăn trưa ngày 20/3 tại Miếu Chiêu Liêu (Khu dân cư Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cách nhà khoảng 2 km.

Trong đó có 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy được gia đình xin về và đã tử vong. Còn lại 5 bệnh nhân đang được điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM gồm Bệnh viện Nhân dân 115 (4 trường hợp), Bệnh viện Nhi đồng 2 (1 trường hợp).

Bệnh nhi đang được tích cực điều trị ngộ độc tại Bệnh viện Nhi đồng 2 sau khi ăn bữa trưa với các món chay tại Miếu Chiêu Liêu (Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bệnh nhi đang được tích cực điều trị ngộ độc tại Bệnh viện Nhi đồng 2 sau khi ăn bữa trưa với các món chay tại Miếu Chiêu Liêu (Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương khẩn trương thông báo rộng rãi cho cộng đồng để những người dân đã từng đến tham dự bữa trưa cùng những bệnh nhân trên đến khai báo tại cơ sở y tế gần nhất.

“Đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khỏe thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời”, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế khuyến cáo.

Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương chỉ đạo điều tra nguồn gốc các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn nêu trên, đặc biệt lưu ý món chả và pate chay. Đồng thời, xác định rõ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình liên quan đến các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đã sử dụng.

Ngoài ra, cần tuyên truyền cho người dân lưu ý không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã bị phồng, bẹp, biến dạng, không còn nguyên vẹn.

Để xử lý vụ việc và chủ động có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo các đơn vị điều trị trên địa bàn cấp cứu và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM phối hợp với các bệnh viện nơi có bệnh nhân nghi ngộ độc đang điều trị để điều tra và cung cấp thông tin về tình trạng, việc sử dụng thực phẩm của các bệnh nhân cho Sở Y tế tỉnh Bình Dương để phục vụ công tác điều tra bữa ăn và các sản phẩm liên quan nghi ngờ gây ngộ độc. Rà soát trên địa bàn quản lý nếu phát hiện sản phẩm nghi ngờ liên quan đến các trường hợp ngộ độc nêu trên tiến hành thu hồi, cảnh báo và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.