Thứ hai, 30/05/2022, 10:07 AM

Bộ Giao thông vận tải sẽ giải ngân 3.950 tỷ đồng trong tháng 6/2022

(CL&CS) - Dự kiến đến hết tháng 6/2022, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT sẽ đạt khoảng hơn 19.000 tỷ đồng, đạt gần 38% kế hoạch vốn được Chính phủ giao.

Một số dự án được xác định cần tăng tốc hơn nữa công tác giải ngân như: Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (cần giải ngân 1.740 tỷ đồng), Mỹ Thuận - Cần Thơ (140 tỷ đồng); đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất (160 tỷ đồng); các dự án đường sắt cấp bách (174 tỷ đồng), dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch (370 tỷ đồng), dự án kết nối giao thông Tây Nguyên (126 tỷ đồng); dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (95 tỷ đồng); dự án tuyến tránh QL1A qua Cà Mau (75 tỷ đồng) và dự án tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột (120 tỷ đồng).

kien-nghi-chuyen-8-du-an-cao-toc-bac-nam-sang-dau-tu-cong-1601098407139984959067-16505310063191241963634

Hình minh họa

Trước đó, theo báo cáo tháng 5/2022, Bộ GTVT đã giải ngân 3.880 tỷ đồng. Lũy kế hết tháng 5/2022, khối lượng giải ngân là 15.080 tỷ đồng, đạt 34,9% kế hoạch đã giao chi tiết và đạt 29,8% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong số vốn đã được giải ngân, khối lượng của các dự án ODA là 1.600 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 1) là 5.430 tỷ đồng, cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2) giải ngân 175 tỷ đồng; Các dự án quan trọng cấp bách giải ngân 1.110 tỷ đồng, các dự án thu hồi ứng trước kế hoạch giải ngân 2.768 tỷ đồng và trả nợ các dự án BT 1.144 tỷ đồng.

Tính đến ngày 25/5, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) cũng “điểm mặt” 9 dự án giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu thuộc ba nhóm chính.

Các dự án này chia làm 3 nhóm đó là chậm giải ngân do lựa chọn nhà thầu chậm (2 dự án) gồm kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (Ban quản lý dự án 2); dự án Tân Vạn-Nhơn Trạch (Ban quản lý dự án Mỹ Thuận). Giải ngân chậm do hoàn thiện hồ sơ nội nghiệp là dự án đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất do Ban quản lý dự án Mỹ Thuận quản lý.

Dự án chậm giải ngân do tiến độ thi công chưa đáp ứng yêu cầu (6 dự án) gồm Diễn Châu-Bãi Vọt do Ban quản lý dự án 6 quản lý; (2 dự án thuộc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Mỹ Thuận-Cần Thơ, tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên), Quốc lộ 279B-Sở Giao thông Vận tải Điện Biên quản lý, Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu-Ba Đa do Sở Giao thông Vận tải Hà Nam quản lý, dự án Quốc lộ 15-Tiểu dự án 3 do Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa quản lý.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54

(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.