Thứ năm, 27/05/2021, 13:56 PM

Bộ GD&ĐT: Thực hiện mục tiêu “kép” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

(CL&CS) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay - theo như Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ - cơ bản tiếp nối những kết quả, phương thức đã được triển khai ở năm 2020. Đồng thời, thống nhất tinh thần không lơ là, chủ quan; nhưng cũng không lo lắng, cực đoan; để bảo đảm mục tiêu “kép”: kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, công bằng, khách quan, chất lượng; đồng thời bảo đảm an toàn cao nhất cho lực lượng tổ chức thi, thí sinh và các đối tượng có liên quan.

Bộ GD&ĐT cho biết, để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đề nghị địa phương lưu ý 7 nội dung trọng tâm. Trong đó, nhấn mạnh đầu tiên là tinh thần quyết tâm tổ chức Kỳ thi theo đúng kế hoạch đã đặt ra (thi trong 2 ngày 7-8/7). Công thức “5K + vaccine” được Thứ trưởng đưa ra; đồng thời đề nghị, mong mỏi có chế độ vaccine riêng cho thí sinh và cán bộ tham gia Kỳ thi. Trong trường hợp rất đặc biệt vì dịch bệnh diễn biến quá phức tạp, địa phương đề xuất và Bộ GD&ĐT sẽ cùng các địa phương quyết định phương án thi.

Bảo đảm mục tiêu “kép” là kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, công bằng, khách quan, chất lượng; an toàn cao nhất (hình minh họa)

Bảo đảm mục tiêu “kép” là kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, công bằng, khách quan, chất lượng; an toàn cao nhất (hình minh họa)

Thứ hai: Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một công việc rất quan trọng trong năm học với ngành Giáo dục, đòi hỏi sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Ban Chỉ đạo thi quốc gia đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phân rõ người, rõ việc, rõ quy trình, sản phẩm thời gian.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đề nghị phải xây dựng được kế hoạch tổng thể về chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tại địa phương; mỗi thành viên trong Ban Chỉ đạo thi tại địa phương cần xây dựng kế hoạch riêng. Ban Chỉ đạo thi quốc gia sẽ kiểm tra tại các địa phương, trong đó có nội dung kiểm tra về xây dựng kế hoạch tổng thể trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Thứ ba: Rà soát, kiểm soát số lượng thí sinh F0, F1, F2; bố trí điểm thi dự phòng, mỗi điểm thi bố trí phòng thi dự phòng cho đối tượng nghi nhiễm. Việc này cần làm sớm để xây dựng phương án bố trí phòng thi hợp lý.

Thứ tư: Một trong những việc quan trọng là chọn đúng người, giao đúng việc; chọn người có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm để tham gia vào Kỳ thi. Trong đó, đặc biệt là những người đứng đầu, nhất là trưởng điểm thi, trưởng ban coi thi, trưởng ban chấm thi… Người đứng đầu ngay ngắn thì Kỳ thi sẽ ngay ngắn.

Thứ năm: Thực hiện nghiêm túc công tác tập huấn nghiệp vụ thi; nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra thi. Bộ GD&ĐT đã xây dựng các hướng dẫn cụ thể, cầm tay chỉ việc từng cách làm; những tài liệu này được gửi đến từng trường, từng cán bộ giáo viên tham gia làm thi. Sau tập huấn cần có kiểm tra, đánh giá kết quả.

Thứ sáu: Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác cho tổ chức Kỳ thi.

Thứ bảy: Công tác phối hợp với các ngành để bảo đảm an ninh, an toàn cho Kỳ thi; đặc biệt là với ngành Công an, Y tế. Với ngành Công an, Thứ trưởng đề nghị lưu ý trong bảo đảm an ninh, an toàn trường thi, đề và bài thi; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh khi tham gia giao thông trong Kỳ thi… Ngành Y tế đã có công văn hướng dẫn cụ thể về phòng chống dịch Covid-19 trong Kỳ thi; lưu ý cần có xe cấp cứu ở các quận/huyện để kịp thời xử lý tình huống có thể xảy ra liên quan đến sức khỏe cán bộ, thí sinh.

Chia sẻ với các địa phương, đặc biệt nơi chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời cảm ơn, ghi nhận, biểu dương tinh thần chủ động, linh hoạt, sự ứng phó kịp thời và nỗ lực của các địa phương trong chỉ đạo, điều hành, triển khai hoạt động Giáo dục – Đào tạo. Từ đó, hoàn thành kế hoạch năm học trong điều kiện dịch bệnh.

Bộ trưởng cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay - theo như Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ - cơ bản tiếp nối những kết quả, phương thức đã được triển khai ở năm 2020. Đồng thời, thống nhất tinh thần không lơ là, chủ quan; nhưng cũng không lo lắng, cực đoan; để bảo đảm mục tiêu “kép”: kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, công bằng, khách quan, chất lượng; đồng thời bảo đảm an toàn cao nhất cho lực lượng tổ chức thi, thí sinh và các đối tượng có liên quan.

Bộ trưởng mong rằng, tinh thần phối hợp này của các bộ ngành tiếp tục phát huy tốt trong thời gian chuẩn bị còn lại, cũng như trong thời gian thi và sau Kỳ thi. Mong lãnh đạo địa phương, trong rất nhiều công việc cần ưu tiên, tiếp tục dành sự ưu tiên cho mảng công tác giáo dục, đặc biệt cho Kỳ thi.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Những lưu ý trong xét tuyển năm 2024 của khối trường y, dược

Những lưu ý trong xét tuyển năm 2024 của khối trường y, dược

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:23

(CL&CS) - Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, ngoài tổ hợp truyền thống của các trường y dược - B00 (toán, hóa, Sinh), trường dự kiến bổ sung thêm tổ hợp môn khối B01 (toán, sinh học, lịch sử) và D03 (toán học, ngữ văn, tiếng Pháp).

Ngoài IDP vừa cấp 'lậu' hơn 56.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, Việt Nam còn có đơn vị nào đủ điều kiện cấp chứng chỉ IELTS?

Ngoài IDP vừa cấp 'lậu' hơn 56.000 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, Việt Nam còn có đơn vị nào đủ điều kiện cấp chứng chỉ IELTS?

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 08:58

Sau vụ việc cấp trái phép chứng chỉ IELTS, Việt Nam vẫn còn có một đơn vị đầy đủ các điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ IELTS.

Đồng Nai: Trường Đại học Lạc Hồng đạt chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo của Hoa Kỳ

Đồng Nai: Trường Đại học Lạc Hồng đạt chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo của Hoa Kỳ

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:14

(CL&CS) - Vừa qua, Trường đại học Lạc Hồng đã tổ chức lễ công bố và trao chứng nhận kiểm định chất lượng MOET (kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo), AUN-QT (tiểu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) và ABET (Hội đồng kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ của Hoa Kỳ). Đây là trường đại học đầu tiên trên địa bàn Đồng Nai đạt chuẩn kiểm định của Hoa Kỳ.