Thứ sáu, 27/01/2023, 15:55 PM

Bình Phước: Phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu tự ý ngưng bán khi chưa được chấp thuận

(CL&CS) - Đội QLTT số 1, Cục QLTT Bình Phước vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện, xử lý một cơ sở kinh doanh xăng dầu tại ấp Thuận Hòa, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú về hành vi ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

Ngày 20/01/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Công điện khẩn số 383/CĐ-BCT về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thi trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã có văn bản số 30/QLTT-NVTH ngày 21/01/2023 yêu cầu Trưởng Phòng, chuyên môn, Đội trưởng các Đội Quản lý thị trường tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật; tăng cường công tác quản lý địa bàn và thực hiện trực 100% quân số.

Trong quá trình giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn theo chỉ đạo, ngày 25/01/2023 (mùng 04 Tết), Đội Quản lý thị trường số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Đồng Xoài, huyện Đồng Phú) đã phát hiện Chi nhánh Công ty cổ phần xăng dầu khí Ngọc Phương Nam, địa chỉ tại: Đường ĐT 741, ấp Thuận Hòa, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú có hành vi “ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản”.

Cơ sở kinh doanh xăng dầu ngừng bán khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận

Cơ sở kinh doanh xăng dầu ngừng bán khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận

 Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành kiểm tra và lập hồ sơ tiến hành xử phạt đối với hành vi vi phạm trên.

Với tình hình diễn biến hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Trong thời gian tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước sẽ chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiếp tục cập nhật, báo cáo thường xuyên tình hình diễn biến hoạt động kinh doanh trên toàn địa bàn tỉnh, chủ động giám sát đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình trên địa bàn được phân công quản lý. Trong đó tập trung giám sát phát hiện, xử lý kịp thời không để xảy ra tình trạng các cửa hàng bán lẻ đóng cửa, ngừng bán hàng hoặc thực hiện không đúng thời gian bán hàng đã đăng ký với Sở Công Thương.

Đồng thời, tiếp nhận thông tin, tổ chức thẩm tra, xác minh và phản hồi kịp thời các phản ánh của người dân qua số điện thoại đường dây nóng của Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Đội đã dán công khai tại tất cả các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Ngành thực phẩm TP.HCM đang bị “bào mòn” vì những tin đồn không trung thực

Ngành thực phẩm TP.HCM đang bị “bào mòn” vì những tin đồn không trung thực

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:40

(CL&CS)- Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm cũng như ngành thực phẩm TP.HCM đang phải đối mặt với những áp lực chưa từng có, bởi những tin đồn thất thiệt, những quảng cáo sai sự thật cùng những phát ngôn thiếu trách nhiệm từ KOL, KOC trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp tục đẩy mạnh cao điểm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại

Tiếp tục đẩy mạnh cao điểm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại

sự kiện🞄Thứ năm, 05/06/2025, 14:25

(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Truy xuất nguồn gốc: Lá chắn công nghệ chống hàng giả

Truy xuất nguồn gốc: Lá chắn công nghệ chống hàng giả

sự kiện🞄Thứ ba, 03/06/2025, 08:54

(CL&CS) - Nếu hàng hóa có thể 'nói chuyện', thì hệ thống truy xuất chính là ngôn ngữ trung thực nhất để kể lại hành trình của mỗi sản phẩm – từ nơi sinh ra đến điểm đến cuối cùng.