Bất động sản công nghiệp “nóng”: Cổ phiếu ngành chững lại

(CL&CS) - Trong quý III/2020, bất động sản công nghiệp vẫn “nóng” khi giá thuê tăng và tỷ lệ lấp đầy cao. Thế nhưng, đà tăng của cổ phiếu bất động sản công nghiệp đã chững lại.

Báo cáo mới được công bố của Bộ Xây dựng cho thấy bất động sản công nghiệp vẫn “nóng”. Trong Quý III/2020, tỷ lệ lấp đầy bình quân được ghi nhận tại các khu công nghiệp của bốn tỉnh và thành phố công nghiệp trọng điểm miền Nam đạt khoảng 84,5%. Đặc biệt, các khu công nghiệp đang hoạt động ở Bình Dương, Đồng Nai và Long An đều đã đạt tỷ lệ lấp bình quân trên 80%, riêng đối với TP.HCM, tỷ lệ này đã đạt trên 90%.

Theo Bộ Xây dựng, mức giá chào thuê đất tại một số khu công nghiệp tại TP.HCM, Đồng Nai và Long An tăng từ 20% đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tại năm tỉnh, thành phố công nghiệp chính tại miền Bắc bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng duy trì ở mức tích cực 78%.

Trong đó, các khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%. Giá thuê của một số khu công ngiệp tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương tăng từ 20% đến 30% so với năm trước.

Bất động sản khu công nghiệp vẫn

Bất động sản khu công nghiệp vẫn "nóng" nhưng cổ phiếu ngành này chững lại.

Trong khi bất động sản công nghiệp vẫn “nóng”, đà tăng của cổ phiếu ngành này đã chững lại. Nguyên nhân là do cổ phiếu đã tăng quá nóng từ hồi đầu năm nay bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành.

Cụ thể, đóng cửa phiên 25/11, cổ phiếu LDG của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG dừng ở mức 6.690 đồng/CP, giảm 180 đồng/CP, tương đương 2,6% so với phiên cuối cùng của quý 3/2020.

Hồi đầu năm, ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo gây ấn tượng khi bứt phá mạnh. Đóng cửa phiên cuối cùng của quý 3/2020, ITA dừng ở mức 4.550 đồng/CP, tăng 1.670 đồng/CP, tương đương 36,7% so với phiên cuối cùng của năm 2019.

Thế nhưng, kể từ cuối quý 3 tới nay, ITA vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhưng đà tăng này chững lại đáng kể. Đóng cửa phiên 25/11, ITA tăng 470 đồng/CP, tương đương 10,3% so với phiên 30/9.

Trong khi đó, cổ phiếu BCM của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp thậm chí còn đi lùi. Chốt phiên 25/11, BCM dừng ở mức 37.500 đồng/CP, giảm 3.000 đồng/CP, tương đương 7,4% so với phiên 30/9.

Cổ phiếu SNZ của Tổng Công ty Cổ phần phát triển khu Công nghiệp cũng đi lùi rất nhẹ. Sau gần 2 tháng giao dịch, SNZ giảm 90 đồng/CP xuống 30.200 đồng/CP.

Có thể thấy, cổ phiếu bất động sản công nghiệp đang chững lại sau chuỗi ngày tăng ấn tượng. Tuy nhiên, dư địa tăng giá của cổ phiếu ngành này vẫn còn khi mà ngành bất động sản công nghiệp vẫn được đánh giá cao.

Công ty chứng khoán SSI phân tích đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các doanh nghiệp bắt đầu khẩn trương đa dạng hóa hoạt động sản xuất. Quá trình này đã bắt đầu diễn ra và đẩy mạnh trong những năm gần đây, trong đó Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này.

Trong năm 2020 khi đại dịch lắng xuống, sẽ có nhu cầu lớn về khu công nghiệp của Việt Nam đối với các công ty đã chuẩn bị chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Do đó, năm 2021, SSI kỳ vọng nhu cầu về đất khu công nghiệp sẽ tiếp tục có nhiều triển vọng.

SSI phấn tích chuỗi cung ứng Xu hướng chuyển dịch đáng kể cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra rất có thể sẽ được thúc đẩy mạnh hơn sau Covid. Một số tập đoàn lớn đã lên kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Microsoft, Google, Panasonic, Sharp, Foxconn, …

Chính sách khuyến khích đầu từ FDI cho các dự án của Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam cũng có thể tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng sản xuất sang Việt Nam như Shin-Etsu Chemical, HoYa Coporation, Matsuoka, Meiko Electronics, Yokowo, và Nikkiso… Hầu hết các công ty này đã có cơ sở sản xuất tại miền Bắc.

Đây là những yếu tố thúc đẩy ngành bất động sản công nghiệp.

SSI đã chỉ ra các yếu tố hỗ trợ chính cho khu công nghiệp trong thời gian tới bao gồm: Quy hoạch các khu công nghiệp mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021-2025 có thể giúp tăng diện tích các KCN mới trong tương lai, đặc biệt là đối với các KCN lớn có tổng diện tích đất từ 1.000 ha trở lên, có thể đáp ứng nhu cầu về đất của các tập đoàn FDI lớn

Cải thiện cơ sở hạ tầng như đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, cao tốc Dầu Dây Phan Thiết, cao tốc Bắc Nam, cảng Cái Mép Thị Vải, cảng Gemalink giúp kết nối thuận tiện hơn cho các KCN.

Giá đất KCN tại Việt Nam thấp hơn khoảng 30% -40% so với Indonesia và Thái Lan, đây có thể là một lợi thế thu hút FDI. Do đó, giá đất KCN năm 2021 ước tính tiếp tục tăng 7-8% ở miền Nam và 5-6% ở miền Bắc.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

(CL&CS) - Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:38

(CL&CS) - Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.