Thứ hai, 08/04/2024, 10:53 AM

Ban hành Thông tư quy định về quản lý TXNG sản phẩm, hàng hoá hướng tới chuyển đổi số

(CL&CS) - Để triển khai thực hiện Nghị định số 13/2022/NĐ-CP, ngày 28/3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, Thông tư này gồm 5 Chương, 14 Điều.

Ngày 21/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường, trong đó Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; Hướng dẫn nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế - xã hội của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa phương; Quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; Quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu; Quản lý tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

Đồng thời, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP cũng đã quy định trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý tổ chức triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.

Để triển khai thực hiện Nghị định số 13/2022/NĐ-CP, ngày 28/3/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/6/2024). Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN gồm 5 Chương, 14 Điều với các nội dung chính sau: Về phạm vi điều chỉnh, Thông tư này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.

1

Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.

Về đối tượng áp dụng bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Thông tư đã giải thích các từ ngữ, cụm từ liên quan để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nắm bắt được các nội dung, các yêu cầu quản lý trong Thông tư. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã căn cứ vào các Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019, TCVN 13274:2020 để giải thích các từ ngữ, cụm từ trong Thông tư.

Thông tư đã quy định về nguyên tắc áp dụng, bao gồm: (i) Các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hoá quy định tại khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP thì thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá theo quy định tại Thông tư này; (ii) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng quy định nêu trên có nhu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được lựa chọn thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư này; (iii) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá quốc gia thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này; (iv) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo mật trong quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá quốc gia.

Thông tư đã quy định nội dung quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu, theo đó tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với TCVN 13274:2020 trước khi đưa vào sử dụng và tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo TCVN 13275:2020.

Thông tư đã quy định các nội dung, yêu cầu về hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu, bao gồm: quy định các nguyên tắc để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định; quy định về dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc; dữ liệu truy xuất nguồn gốc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia và dữ liệu truy xuất nguồn gốc phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Thông tư đã quy định các nội dung quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư đã quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Hiện nay, Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/3/2024 được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ tại địa chỉ: http://www.most.gov.vn

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07

(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21

(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.