Thứ tư, 27/03/2024, 12:05 PM

Truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn mang lại lợi ích vẹn toàn cho chuỗi cung ứng rau quả tươi

(CL&CS) - Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng rau quả tươi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 sẽ đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng, đem lại lợi ích vẹn toàn cho cả chuỗi cung ứng lẫn người tiêu dùng.

Việc truy xuất nguồn gốc được coi là một trong những giải pháp để bảo đảm tính minh bạch hóa của toàn bộ chuỗi cung ứng cho rau quả tươi. Điều này đem lại lợi ích vẹn toàn cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường dễ dàng truy cập và theo dõi thông tin nông sản từ nơi nuôi trồng, khai thác cho tới khi vận chuyển, chế biến và tung ra thị trường, góp phần xóa bỏ thực trạng “mù mờ” của nền nông nghiệp. 

Theo đó để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng rau quả tươi được minh bạch nên áp dụng theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 25/9/2023 theo Quyết định số 2149/QĐ-BKHCN.

Về nguyên tắc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng rau quả tươi, Tiêu chuẩn này hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng rau quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong TCVN 12850. Tất cả vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải được định danh theo TCVN 12850 và thông tin này được chia sẻ cho tất cả các đối tác chịu ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng.

1

Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng rau quả tươi theo tiêu chuẩn sẽ đảm bảo được sự minh bạch, tạo uy tín cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Việc định danh các sản phẩm để truy xuất nguồn gốc ít nhất cần: Ấn định các loại sản phẩm ở mọi cấp bao gói (ví dụ: đơn vị tiêu dùng, gói bên trong, thùng chứa, pa-let; ấn định mã số lô/mẻ (hoặc số xê-ri). Khi một đơn vị logistic được định hình lại, đơn vị logistic mới phải được ấn định một mã định danh đơn nhất mới (SSCC mới). Cần duy trì mối liên kết giữa đơn vị logistic mới và đầu vào ban đầu của nó (Đơn vị logistic, sự kết hợp của các thương phẩm được bao gói với nhau cho các mục đích bảo quản và/hoặc vận chuyển, ví dụ: thùng chứa, pa-let hoặc kiện hàng).

Tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng phải kết nối có hệ thống dòng sản phẩm với dòng thông tin về sản phẩm. Mã định danh vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải được truyền đạt trên các tài liệu thương mại có liên quan. 

Mỗi đối tác truy xuất nguồn gốc (cơ sở sản xuất, kinh doanh) phải có khả năng định danh nguồn trực tiếp (nhà cung cấp) và bên tiếp nhận trực tiếp (khách hàng) của các vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc. Đây là nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”. Điều này yêu cầu các đối tác trong chuỗi cung ứng thu thập, ghi lại/lưu giữ và chia sẻ những phần thông tin tối thiểu để truy xuất nguồn gốc.

Tất cả các bên trong chuỗi cung ứng cần thực hiện truy xuất nguồn gốc nội bộ và truy xuất nguồn gốc bên ngoài (việc truy xuất nguồn gốc nội bộ phải đảm bảo duy trì được mối liên kết cần thiết giữa đầu vào và đầu ra). Mọi tài sản cần truy xuất ngược hoặc truy xuất xuôi phải được định danh đơn nhất.

Nhãn thể hiện mã định danh vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải ở trên bao gói cho đến khi thương phẩm đó được tiêu dùng hoặc tiêu hủy (bởi đối tác thương mại tiếp theo). Nguyên tắc này áp dụng khi vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc là một phần của hệ thống phân cấp đóng gói lớn hơn.

Mọi đối tác thương mại có thể đưa ra yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi. Các yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi có hiệu lực đòi hỏi các vật phẩm nghi ngờ được định danh bằng mã định danh đơn nhất. Để đảm bảo việc chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp xảy ra sự cố, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh cần có sẵn một đội truy xuất nguồn gốc và diễn tập việc thu hồi để kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Yêu cầu về ghi nhãn đối tượng truy xuất thì Tiêu chuẩn hướng dẫn định danh tự động là điều kiện tiên quyết để truy xuất nhanh và chính xác các đối tượng truy xuất. Ở mức độ tối thiểu, mã định danh (GTIN hoặc SSCC), ID lô/mẻ cần phải được ghi nhãn trên đối tượng truy xuất. Việc mã hóa các phần tử dữ liệu cần thiết khác như ngày thu hoạch hoặc ngày đóng gói, thường cũng sẽ hữu ích. Điều này có thể đạt được thông qua mã vạch và thẻ RFID.

Để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của các đơn vị logistic, thì cần phải dán nhãn các pa-let và thùng lớn cũng như các đơn vị nhỏ hơn như hộp khi được vận chuyển độc lập. Nhãn logistics GS1 là một định dạng tiêu chuẩn đưa ra cách định vị, định dạng chữ và mã vạch, SSCC là phần tử bắt buộc duy nhất trên nhãn. Có thể bao gồm các phần tử dữ liệu bổ sung cung cấp thông tin về cách vận chuyển, điểm đến và khối lượng của đơn vị logistic.

Để có thể truy xuất nguồn gốc, cơ sở trồng trọt phải lưu giữ hồ sơ về thông tin thiết yếu liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm như vật liệu nhân giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu bao gói, đội ngũ thu hoạch và nguồn nước. Ví dụ: đối với thuốc bảo vệ thực vật, dữ liệu bao gồm ngày sử dụng, nơi sử dụng và liều lượng sử dụng.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Đào tạo chuyên gia kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm thép

Đào tạo chuyên gia kiểm kê khí nhà kính cho sản phẩm thép

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 15:32

(CL&CS) - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) vừa phối hợp với BSI Việt Nam tổ chức khóa đào tạo chuyên gia về kiểm kê KNK theo yêu cầu của TCVN ISO 14067/ISO 14067 và CBAM cho sản phẩm thép.

Tiêu chuẩn ASTM về đánh giá tài sản thương mại vừa được cập nhật

Tiêu chuẩn ASTM về đánh giá tài sản thương mại vừa được cập nhật

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Ủy ban đánh giá môi trường, quản lý rủi ro và hành động khắc phục của ASTM Quốc tế (E50) cập nhật hướng dẫn tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng tài sản thương mại. Tiêu chuẩn có tên gọi là quy trình đánh giá tình trạng tài sản cơ bản (E2018 ).

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sửa đổi luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sửa đổi luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 14:23

(CL&CS)- Ngày 19/4, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.