Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cụm công nghiệp hoàn thành nhưng chưa thể hoạt động, vì sao?

(CL&CS) - BR-VT hiện mới chỉ có 5 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và 1 cụm công nghiệp do Nhà nước làm chủ đầu tư thu hút được các dự án thứ cấp vào hoạt động.

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) giao Sở Công Thương rà soát việc triển khai thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp (CCN) - tiểu thủ công nghiệp đã được tỉnh phê duyệt.

Hiện, trên địa bàn tỉnh BR-VT có 15/17 CCN đã được tỉnh giao cho các doanh nghiệp và địa phương làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng, 2 CCN chưa có chủ đầu tư. Thế nhưng, đến nay mới chỉ có 6 CCN đi vào hoạt động.

Một góc Nhà máy thép, thuộc Khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh BR-VT

Một góc Nhà máy thép, thuộc Khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh BR-VT

Theo tìm hiểu, CCN chế biến hải sản Bình Châu được khởi công vào năm 2014 và hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2019 trên tổng diện tích hơn 21 ha. Năm 2019, công trình này đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng và UBND huyện Xuyên Mộc cũng đã tiến hành bàn giao hiện trạng CCN chế biến hải sản Bình Châu cho Công ty Đầu tư và khai thác Hạ tầng Khu công nghiệp Đông Xuyên và Phú Mỹ 1 (Công ty IZICO) trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn chưa thể đưa vào hoạt động.

Trả lời báo giới, ông Nguyễn Quốc Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc cho biết, đến nay hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện, hiện đã giao cho công ty IZICO quản lý, vận hành; đồng thời, xây dựng phương án đơn giá cho thuê đất. UBND huyện đã đôn đốc Công ty IZICO đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Phía Công ty IZICO cũng đã xây dựng phương án đơn giá cho đơn vị thứ cấp thuê. Tuy nhiên, UBND tỉnh vẫn chưa ban hành đơn giá chính thức cũng như các chính sách hỗ trợ có liên quan đến việc di dời.

Bên cạnh đó, ngày 30/10/2020, UBND huyện Xuyên Mộc đã ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND của UBND huyện Xuyên Mộc về việc di dời khoảng 63 cơ sở chế biến thủy hải sản vào CCN chế biến thủy sản Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Cũng theo lãnh đạo huyện Xuyên Mộc, trong quá trình triển khai, UBND huyện gặp khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng phương án di dời. Do đó, UBND huyện đề nghị Công ty IZICO hỗ trợ xây dựng phương án di dời, đồng thời chủ động phối hợp với UBND huyện để hướng dẫn các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường các thủ tục liên quan đến việc di dời. Ngoài ra, UBND huyện đề nghị dời thực hiện kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 30/10/2020 sang năm 2021.

Tại CCN chế biến thực phẩm Long Phước, mặc dù cũng đã hoàn thành xây dựng từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng 1, TP Bà Rịa, tỉnh BR-VT, trước đây, đây là khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Long Phước, TP Bà Rịa, do UBND TP Bà Rịa làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng.

Ban đầu khu này có quy mô là 8,9 ha được quy hoạch để phục vụ việc di dời các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên TP Bà Rịa tập trung vào đây hoạt động. Sau khi hạ tầng được xây dựng hoàn chỉnh, UBND tỉnh BR-VT đã giao cho Sở Công Thương tỉnh tham mưu, xin ý kiến Bộ Công Thương để bổ sung vào CCN của tỉnh và bàn giao cho Công ty IZICO quản lý, vận hành khai thác. Do quy mô dự án nhỏ hơn 10 ha nên nên phải điều chỉnh mở rộng thêm 1,9 ha cho đủ diện tích để chuyển thành CCN, phần diện tích mở rộng sẽ bổ sung vào phần diện tích cây xanh.

Hiện nay, TP Bà Rịa đang hoàn thành các thủ tục đầu tư để bàn giao cho Công ty IZICO. Sở Công Thương tỉnh BR-VT cho biết, tại công văn số 149/STNMT–CCQLĐĐ, ngày 12/1/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BR-VT, CCN chế biến thực phẩm Long Phước không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn thì Công ty IZICO (đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ tài chính) không đủ điều kiện để nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án và cho thuê lại đất. Chỉ khi Công ty IZICO được UBND tỉnh BR-VT chuyển đổi thành tổ chức kinh tế mới đủ điều kiện được nhà nước cho thuê lại đất và cho thuê theo quy định hiện hành. Sở Công Thương đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu công nghiệp nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh chuyển đổi Công ty IZICO thành tổ chức kinh tế.

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh BR-VT, đến nay trong số 15 CCN đã được UBND tỉnh BR-VT giao cho các doanh nghiệp và địa phương làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, hiện nay mới chỉ có 5 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và 1 CCN do nhà nước làm chủ đầu tư thu hút được các dự án thứ cấp vào hoạt động.

Đến nay có tổng cộng 30 dự án với tổng vốn thực hiện khoảng 4.686 tỷ đồng và diện tích đất cho thuê khoảng 102,52ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân vào khoảng 30%. Các CCN đang hoạt động này tạo được việc làm cho khoảng 9.100 lao động. Hiện tình hình triển khai các CCN vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc trong một số vấn đề như: chưa có nước máy để sử dụng, chưa có con đường dân sinh xung quanh, vướng mắc về thủ tục đất đai, thủ tục xây dựng và giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư chưa triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định, tiến độ triển khai chậm như: CCN Tóc Tiên, Cụm công nghiệp Hắc Dịch 1 - thị xã Phú Mỹ, Cụm công nghiệp Tam Phước - huyện Long Điền, cụm công nghiệp Hồng Lam - TP Bà Rịa, Cụm công nghiệp CCN Ngãi Giao - huyện Châu Đức.

Trước khó khăn của các CCN trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan cần rà soát, tính toán quy mô từng doanh nghiệp, công năng, năng lực sản xuất của từng loại hình cụ thể, đảm bảo di dời các cơ sở sản xuất phù hợp với thực tế và theo hướng đổi mới công nghệ, tăng quy mô, công suất, hạn chế ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT cũng giao Sở Công Thương tổ chức rà soát việc triển khai thực hiện các quy hoạch các CCN, tiểu thủ công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời cần tập trung đánh giá việc thực hiện mô hình quản lý; kết quả đạt được; các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất và các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế của từng CCN .

An Nam

Bình luận

Nổi bật

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:02

(CL&CS) - Phú Quốc – Ngày 17/04/2024, Trung tâm xúc tiến Du lịch và đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty CP Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến chương trình phúc lợi các kỳ nghỉ 5 sao tại Vinpearl Wonderworld Phú Quốc cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước Hàn Quốc và gia đình. Sự kiện khẳng định chiến lược phát triển bài bản của thương hiệu dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí lớn nhất Việt Nam trong việc chinh phục thị trường khách quốc tế từ xứ sở kim chi.

Đẩy mạnh quảng bá vị thế thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế

Đẩy mạnh quảng bá vị thế thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 18:07

(CL&CS)- Xây dựng và phát triển thương hiệu để ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Mảng xuất khẩu của VINAMILK khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của VINAMILK khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 16:20

(CL&CS) - Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.