Ba nguyên nhân của "cơn điên" giá than đá
(CL&CS) - Nhu cầu than toàn cầu trong 9 tháng đầu năm 2021 mặc dù chỉ tăng 4,5% so cùng kỳ năm trước sau khi giảm khoảng 5% trong năm 2020, nhưng giá than trung bình thế giới đã tăng mạnh 110% so với cùng kỳ và tăng 75% so với đầu năm, lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử.
Trên thực tế, cơn sốt giá than không đến từ vấn đề thiếu hụt nguồn cung than. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2020, thế giới sản xuất 7,9 tỷ tấn than và chỉ tiêu thụ 7,2 tỷ tấn, và trong 9 tháng đầu năm 2021, thế giới sản xuất khoảng 6,2 tỷ tấn trong khi chỉ tiêu thụ 5,8 tỷ tấn.
Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra 3 nguyên nhân khiến giá than đá lên cơn sốt: Căng thẳng Trung Quốc - Úc và các lệnh hạn chế nhập khẩu làm gián đoạn thị trường thương mại than, nguồn cung than và các nhiên liệu đốt khác hồi phục chậm do dịch Covid-19, Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm soát ô nhiễm ngành than.
Căng thẳng Trung Quốc - Úc
Năm 2020, sản lượng than giao dịch giữa các nước là 1,5 tỷ tấn than, tương đương 21% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Nhu cầu than nhập khẩu thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn trong tiêu thụ toàn cầu, do đó, giá than tại nhiều nước sản xuất than lớn như Trung Quốc, Indonesia, Úc đặt giá xuất khẩu tại các cảng làm giá tham khảo cho thị trường nội địa.
Tháng 6/2020, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm nhập khẩu than Úc (than Úc chiếm tới 62% giá trị nhập khẩu than của Trung Quốc năm 2019) tại tất cả các cảng khiến sản lượng nhập khẩu than từ Úc giảm gần về mức 0 kể từ tháng 10/2020 và giá than tại các cảng lớn như Đại Liên, Tần Hoàng Đảo tăng mạnh, ảnh hưởng tới giá tham chiếu ở thị trường nội địa. Bên cạnh đó, lệnh cấm nhập khẩu than Úc cũng khiến nhu cầu và giá than tại những đối tác còn lại của Trung Quốc như Indonesia, Nga, Mông Cổ cũng tăng đột biến, dẫn tới cơn sốt giá than trên diện rộng.
Nguồn cung than hồi phục chậm do dịch Covid
Hoạt động khai thác than tại các nước bị ảnh hưởng đáng kể trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Bởi vì hoạt động khai thác cần sử dụng một lượng lớn lao động trong môi trường chật hẹp, dẫn tới việc nhiều nước như Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nga phải tạm dừng khai thác ở các mỏ trong khoảng 2 - 3 tháng trong năm 2021 để giãn cách xã hội.
Đồng thời, việc xuất khẩu than cũng trở nên khó khăn khi giá cước vận tải tăng vọt và thiếu nhân lực để vận chuyển than đến cảng, các chuyến tàu chở than thường bị trễ lịch 3 - 4 tuần so với lịch trình và những đơn vị ở Úc và Trung Quốc buộc phải tìm cách trao đổi than qua nước thứ ba như Ấn Độ, Indonesia, Nga. Theo dữ liệu ước tính của IEA và Argus, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu than toàn cầu chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, so với mức giảm 8,5% của cùng kỳ năm trước đó nữa.
Ngoài ra, các nhiên liệu đốt khác như khí đốt, dầu mỏ cũng gặp tình trạng gián đoạn tương tự, dẫn tới hiện tượng một số doanh nghiệp bắt đầu tích trữ quá mức than và các nhiên liệu đốt, khiến giá và nhu cầu bị thổi phồng quá mức. Từ giữa năm 2021, nhận thấy có nhiều doanh nghiệp tích trữ quá mức than so với nhu cầu thực tế, chính phủ Trung Quốc đã liên tục kiểm tra đột xuất tại các cảng nhập khẩu than lớn để hạn chế tình hình này.
Trung Quốc thắt chặt kiểm soát ô nhiễm ngành than
Trong năm 2020 và 2021, Trung Quốc tái khởi động các chính sách cắt giảm công suất than bằng cách hợp nhất nhiều mỏ than và cắt giảm những mỏ than nhỏ có công suất dưới 600 nghìn tấn/năm ở tất cả các tỉnh.
Reuters ước tính công suất than sang năm 2021 của Trung Quốc do đó đã giảm đi 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù phần công suất cắt giảm tương đối nhỏ so với Trung Quốc, nhưng vì nước này chiếm tới 50% thị phần sản xuất than thế giới, nên ảnh hưởng lớn tới nhu cầu và giá than tại những nước còn lại. Tuy nhiên, hiện tại chính phủ Trung Quốc đã tạm dừng thắt chặt công suất để ưu tiên hạ nhiệt giá than trong nước.
Sẽ hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2022
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và IEA, nhu cầu than sẽ chững lại và chỉ tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2022. Giá than cũng được dự báo sẽ chỉ tăng 7% so với mức trung bình 2021 và có thể giảm từ 10 - 15% so với mức đỉnh thiết lập năm 2021 khi các yếu tố gây sốt giá sớm được tháo gỡ, và nguồn cung than dự kiến tăng mạnh 7% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, nhờ hầu hết các nước đẩy mạnh việc cấp phép mỏ than mới trong 2021, cũng như hoạt động logistics dần phục hồi, thị trường than thế giới sẽ sớm hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2022.
Nguyễn Như
Bình luận
Nổi bật
Co.opmart Và Co.opXtra sale 10 ngày vàng liên tiếp đón Black Friday
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 22:17
(CL&CS) - Từ nay đến 30/11, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai chương trình khuyến mãi kéo dài trong 10 ngày liên tiếp đón siêu khuyến mãi Black Friday.
Long An: Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP sẽ diễn ra vào ngày 28/11/2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:55
(CL&CS) - Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Long An vào sáng ngày 28/11/2024, tại Hội trường Thống Nhất tỉnh. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động trong Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16
(CL&CS) - Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.