Thứ ba, 01/10/2024, 19:03 PM

Áp dụng phương pháp cân bằng chuyền trong sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

(CL&CS) - Phương pháp Line Balancing – cân bằng chuyền trong sản xuất là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thực hiện điều này. Hiện nay, các nhà máy sản xuất lớn tại Việt Nam thường sử dụng mô hình sản xuất này để gia tăng hiệu suất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Điều chỉnh quá trình sản xuất theo sự thay đổi của yêu cầu khách hàng

Cân bằng chuyền (Heijunka) hay còn gọi là cân bằng sản xuất, là Line Balancing hay Production Leveling là phương pháp bố trí lưu lượng sản xuất và chủng loại sản phẩm ổn định theo thời gian nhằm giảm thiểu sự đột biến trong khối lượng công việc tại mỗi công đoạn sản xuất theo sự thay đổi về yêu cầu của khách hàng. Để áp dụng công cụ cân bằng chuyền, người điều tiết sản xuất cần biết công suất và tốc độ thực hiện chính xác ở từng công đoạn.

nss

Mục tiêu của việc cân bằng chuyền – Line Balancing là tạo ra những nhóm bước công việc có thời gian gần bằng nhau

Theo các chuyên gia, Heijunka là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nhật, tiếng Anh tương đương là Production Leveling, nghĩa là “Cân bằng dây chuyền sản xuất”. Theo JIS Z 8141 (Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản về các thuật ngữ dùng trong sản xuất): Heijunka là phương pháp sản xuất để cân bằng về loại sản phẩm và lượng sản xuất của quá trình lắp ráp cuối cùng, nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất theo sự thay đổi của yêu cầu khách hàng.

33

Heijunka là một trong những công cụ để đạt được trình độ sản xuất “Vừa - đúng - lúc” (Just-In-Time/JIT). Đó là kỹ thuật để giúp loại bỏ các lãng phí dựa trên nguyên tắc: tạo ra sản phẩm trung gian theo một tốc độ ổn định nhằm cho phép quá trình tiếp theo cũng được thực hiện theo một tốc độ ổn định và có thể dự báo trước được.

Heijunka tập trung vào việc làm cho quá trình sản xuất được cân bằng, đồng đều cả về lượng và loại các sản phẩm với đặc điểm: Không sản xuất sản phẩm theo hướng bị cuốn theo sự biến động về loại, lượng sản phẩm trong yêu cầu đặt hàng thực tế của khách hàng; Căn cứ theo lượng các đơn hàng của khách hàng trong một thời gian nhất định và cân đối lại để sản xuất theo lượng và loại sản phẩm tương tự nhau hàng tháng, hướng tới cân bằng sản xuất hàng tuần và tốt nhất là hàng ngày;

Các doanh nghiệp cho rằng, sẽ tốt hơn nếu nhà sản xuất tính toán được nhu cầu dài hạn đối với sản phẩm liên quan và tiến hành sản xuất theo tốc độ ổn định. Tức là, nếu trung bình nhu cầu đối với sản phẩm nào đó là 500 đơn vị/tuần (100 đơn vị/ngày), thì tiến hành sản xuất theo tốc độ được cân bằng là 500 đơn vị/ tuần (100 đơn vị/ngày); Việc tính toán mức tồn kho tiêu chuẩn của thành phẩm tại điểm cuối của quá trình sản xuất trong trường hợp sản xuất theo phương thức “make-to-stock”. Đối với trường hợp các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng (make-to-order), mức tồn kho tiêu chuẩn của các sản phẩm này được thiết lập tại ngay trước điểm tùy biến (point of customization) của sản phẩm đó. Mức độ tồn kho phụ thuộc vào mức độ biến động của đơn hàng, sự ổn định của quá trình sản xuất và tần suất giao hàng.

Lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng cân bằng chuyền Heijunka trong sản xuất

Heijunka là phương pháp nhằm giữ tốc độ sản xuất trong nhà máy ở mức ổn định nhất có thể, giúp quá trình sản xuất thích ứng được với nhu cầu thay đổi. Mục đích của cân bằng chuyền trong sản xuất là sản xuất những chủng loại và số lượng tổng cũng như số lượng trong mỗi ngày là như nhau.

Heijunka đặc biệt quan trọng với những đơn vị sản xuất có quy mô trung bình đến lớn bởi phương pháp này có khả năng chuyển đổi những yêu cầu bất thường của khách hàng thành đều đặn và có thể dự đoán được trong quá trình sản xuất. Một số lợi ích khi doanh nghiệp ứng dụng Heijunka trong dây chuyền sản xuất: Không sản xuất sản phẩm theo hướng bị cuốn theo sự biến động về loại, lượng sản phẩm trong yêu cầu đặt hàng thực tế của khách hàng; Tránh được việc sản xuất theo lô lớn, sản xuất dư thừa;

Giảm mức tồn kho thành phẩm; Giảm giá thành, chi phí vốn, gánh nặng trả lãi suất,.., nhờ vào việc trung bình hóa được khối lượng công việc, nhờ thế mà lượng sản xuất hàng ngày đều đặn; Ổn định nguồn lực (con người, máy móc không bị quá tải, căng thẳng). Từ đó giảm đảo bảo an toàn trong công việc; Giảm thời gian sản xuất – Lead time (khả năng giao hàng tốt hơn); Tạo được phương pháp hoạch định sản xuất để đáp ứng hiệu quả hơn các nhu cầu đa dạng, thường xuyên thay đổi của nhiều khách hàng khác nhau một cách linh hoạt.

Các yếu tố của cân bằng chuyền Heijunka

Tính linh hoạt

Heijunka yêu cầu sản xuất nhiều loại sản phẩm trong một khung thời gian nhất định. Ví dụ: Doanh nghiệp cần làm áo phông với ba loại logo khác nhau trong thời gian sản xuất 30 phút. Điều này có nghĩa là nhà máy sẽ cần thay đổi máy in (screen printing) ba lần trong khung thời gian đó. Thời gian thay đổi phải được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể để sản xuất cả ba loại áo thun trong khoảng thời gian 30 phút.

Tính ổn định

Quy trình sản xuất ổn định là chìa khóa để Heijunka hoạt động hiệu quả. Ví dụ: Xác định số lượng áo phông trung bình theo mỗi màu cần sản xuất trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo quá trình sản xuất duy trì ổn định. Đây chính là công đoạn để tính toán takt time. Thời gian Takt time sẽ giúp tạo ra lịch trình sản xuất phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tính dự đoán

Như đã đề cập trước đó, trong khi không thể biết chính xác khối lượng đặt hàng của khách hàng, doanh nghiệp nên có cách dự báo nhu cầu của khách. Điều này không phải lúc nào cũng chính xác, nhưng có được một thước đo về lượng sản phẩm được thị trường yêu cầu sẽ tốt hơn là không có gì khi đưa ra lịch trình sản xuất.

Doanh nghiệp tăng năng suất chất lượng, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất, yếu tố cân bằng đóng vai trò quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra sự ổn định trong các nhà máy. Một trong những phương pháp trụ cột nhằm tạo ra sự cân bằng sản xuất trong các doanh nghiệp đó là Heijunka.

bia dung quất

Việc áp dụng công cụ cải tiến trong sản xuất giúp Nhà máy Bia Dung Quất nâng cao chất lượng sản phẩm

Theo Lãnh đạo Nhà máy Bia Dung Quất, hiện tại, Nhà máy Bia Dung Quất đang áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, 5S... đã đem lại nhiều lợi ích cho Nhà máy. Môi trường lao động được cải thiện, trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn; người lao động có ý thức kỷ luật hơn; môi trường làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Đồng thời, ý thức làm việc tập thể được nhận thức rõ và nâng cao, tăng cường tính đoàn kết, khuyến khích sự sáng tạo, cải tiến của người lao động, qua đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì áp dụng các công cụ cải tiến đã có, đồng thời tiếp cận và tìm hiểu các công cụ phù hợp hơn, hiện đại hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng.

Điển hình mục tiêu gia tăng năng suất bền vững, Công ty TNHH SX TM Sáng Việt (Elink) đã tham gia chương trình năng suất quốc gia và lựa chọn công cụ Cân bằng chuyền để tăng năng suất chuyền lắp ráp. Từ hiệu quả áp dụng đã chứng minh, sự lựa chọn của Công ty là hoàn toàn đúng đắn. Elink là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng sản phẩm chiếu sáng thông minh có chất lượng tốt và thân thiện môi trường.

elink

Các sản phẩm của ELink được sản xuất trên các dây chuyền tự động, tích hợp hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 và Quản lý môi trường ISO 14001:2015, đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt nhất

Tất cả sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng - môi trường đạt chuẩn quốc tế. Hiện tại, các sản phẩm ELink đã có mặt trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Luôn đặt phương châm "Chất lượng là sự sống còn" từ sản xuất cho tới con người nhằm đem tới những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Để gia tăng năng suất chất lượng một cách bền vững, Công ty đã tham gia vào chương trình năng suất quốc gia và tự chọn lựa các công cụ hỗ trợ gia tăng năng suất chất lượng. Có rất nhiều công cụ nâng cao năng suất chất lượng giúp Công ty giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Công ty đã quyết định chọn công cụ cân bằng chuyền, một công cụ thông thường được áp dụng để tăng năng suất chuyền lắp ráp. Việc tăng năng suất, đồng nghĩa với việc giảm chi phí sản xuất.

Việc tối ưu sản phẩm theo từng dự án để đưa nhiều giải pháp hơn đảm bảo tính "An Toàn – Thẩm Mỹ – Hiện Đại" trong thiết kế chiếu sáng. ELink không chỉ mang lại những giải pháp hiệu quả mà còn tư vấn những xu hướng tiên tiến thế giới nhằm mang lại sự toàn diện hơn cả mong đợi của các chủ đầu tư, khách hàng, đối tác. Các công trình, dự án được đáp ứng cả từ bên ngoài đến bên trong như: Chiếu sáng dân dụng, Chiếu sáng đường phố, Chiếu sáng công – nông nghiệp, Chiếu sáng tô điểm công trình (Facade outdoor); Chiếu sáng cảnh quan;…

Năng suất lao động đóng vai trò quan trọng trong tổng giá thành sản phẩm của Công ty. Kiểm soát được giá thành, giảm giá thành một cách hợp lý là cơ sở để gia tăng khoảng cách cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.

Theo nhận định của các chuyên gia, rõ ràng không thể phủ nhận việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, khi mà điều kiện vật chất chưa cho phép thì việc áp dụng các biện pháp quản lý kết hợp với việc đào tạo và phân chia thành quả hợp lý cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp nâng cao năng suất. 

Trong thời kỳ chuyển đổi số, quy trình triển khai công cụ cân bằng chuyền được đổi mới thông qua việc ứng dụng máy móc thông minh, các thiết bị IoT, những công nghệ nhận dạng (như RFID, QR Code/Barcode) hay phần mềm quản lý sản xuất giám sát tình trạng của các bộ phận sản xuất, dây chuyền sản xuất theo thời gian thực. Nhờ có việc đổi mới như vậy, người điều hành có thể kịp thời phân bố lại các nguồn lực một cách cân bằng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng sức lao động và máy móc thiết bị, giảm thiểu thời gian chờ đợi không tạo giá trị cho khách hàng và cải thiện hiệu quả của quá trình sản xuất.

Thái Bảo

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng phương pháp cân bằng chuyền trong sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Áp dụng phương pháp cân bằng chuyền trong sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

sự kiện🞄Thứ ba, 01/10/2024, 19:03

(CL&CS) - Phương pháp Line Balancing – cân bằng chuyền trong sản xuất là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thực hiện điều này. Hiện nay, các nhà máy sản xuất lớn tại Việt Nam thường sử dụng mô hình sản xuất này để gia tăng hiệu suất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Thực hiện công cụ KPI giúp doanh nghiệp tăng năng suất, đạt mục tiêu đề ra

Thực hiện công cụ KPI giúp doanh nghiệp tăng năng suất, đạt mục tiêu đề ra

sự kiện🞄Thứ sáu, 27/09/2024, 10:44

(CL&CS) - KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp, bộ phận hay cá nhân. Chỉ số này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bắc Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến Kaizen nhằm tăng năng suất

Bắc Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến Kaizen nhằm tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 25/09/2024, 14:33

(CL&CS)- Thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Ninh không ngừng hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp trên địa bàn áp dụng công cụ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.