Thứ tư, 11/12/2024, 16:02 PM

Anh nông dân Đắk Lắk bỏ túi 1 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng nhờ đầu tư nuôi loài "khổng lồ", ham ăn chóng lớn

(CL&CS) - Kỹ thuật chăm sóc không khó, nguồn thức ăn dồi dào lại cho năng suất cao với thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều hộ nông dân đang áp dụng mô hình nuôi ngỗng sư tử để làm giàu.

Ngỗng sư tử có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của các vùng miền ở Việt Nam. Giống này có tầm vóc cao to hơn ngỗng cỏ. Con đực trưởng thành có thể năng từ 6 – 7kg/con, ngỗng cái đạt cân nặng từ 5 – 6kg/con. Tính cách của chúng thể hiện sự mạnh mẽ và dữ tợn trong tầm vóc khá to của mình. 

Đặc điểm dễ nhận diện nhất là phần đầu to, mỏ đen thẫm, trước trán có mào lớn lồi ra rõ rệt, ở giữa có vằn vàng. Trông chúng giống đầu con sư tử nên chúng được gọi là ngỗng sư tử. Thân mình của chúng dài vừa phải, ngực khá dài nhưng hẹp, xương to và nặng, thịt thân màu hơi trắng. 

1

Ngỗng sư tử là loài to lớn, tính cách dữ tợn

Ngỗng sư tử thích hợp với phương thức chăn thả trên đồng bãi, tương tự như ngỗng cỏ. Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn chóng lớn, ít mắc bệnh lại cho thịt ngon, thơm và quan trọng là mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng là loài ăn tạp nhưng thức ăn chủ yếu là rau cỏ, ít cần đến lương thực nên kỹ thuật nuôi cũng tương đối đơn giản.

Cả thịt hay trứng ngỗng đều ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Ngoài giá trị ăn uống, thịt ngỗng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi với doanh thu khủng. 

Tận dụng lợi thế sẵn có của gia đình, năm 2022, anh Nguyễn Đức Tính (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã quyết định đầu tư nuôi loài ngỗng sư tử, một loài vật nuôi hoàn toàn mới mẻ trên địa bàn và hứa hẹn mang lại thành công.

2

Anh Tính truyền kinh nghiệm nuôi ngỗng sư tử cho nhiều người

Ban đầu, anh Tính nuôi 300 con ngỗng sư tử giống 7 ngày tuổi. Nhờ thực hiện đúng theo hướng dẫn kỹ thuật từ khâu vệ sinh chuồng trại, phòng dịch cho đàn ngỗng và đặc biệt là bổ sung các loại thức ăn cần thiết nên đến nay, đàn ngỗng sinh trưởng và phát triển tốt.

Hiện tại, đàn ngỗng sư tử của gia đình anh Tính đạt trọng lượng từ 5 - 7kg/con. Khi đàn ngỗng đạt cân nặng từ 8 - 10kg/con, gia đình sẽ xuất bán. Với giá thị trường dao động từ 150.000 - 170.000 đồng/kg, mô hình này cho lãi khoảng hơn 150 triệu đồng/lứa. 

Trong khi đó, anh Lê Văn Tịnh (Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu) lại mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi ngỗng sư tử ngay trong vườn chanh vàng. Trước đó, anh Lê Văn Tịnh từng có nhiều năm chăn nuôi và trồng cây ăn trái, chủ yếu là cây chanh vàng trên diện tích khoảng 4.000m2 đất. 

3

Anh Tịnh thành công nuôi ngỗng sư tử trong vườn

Trong một dịp ra miền Bắc, tình cờ biết người quen nuôi ngỗng sư tử nên anh đã quyết định đầu tư nuôi. Đầu năm 2020, anh Tịnh mạnh dạn nhập thử 50 con ngỗng sư tử giống từ Hà Nội về thả nuôi trong vườn cây chanh vàng đang cho trái.

Sau 6 tháng nuôi, vườn chanh vẫn xanh tốt, sai quả, không thấy sự xuất hiện cỏ dại, cỏ dại mọc đến đâu ngỗng ăn sạch đến đấy. Đàn ngỗng sinh trưởng và phát triển tốt mà lượng thức ăn cung cấp cho chúng chẳng là bao. Từ những ưu điểm này, anh tăng đàn ngỗng sư tử lên 100 con.

Ngoài việc cho ấp nở để tăng số lượng đàn, anh còn nhận đặt hàng bán trứng ngỗng, con giống, ngỗng thịt ra thị trường. Hiện tại giá thịt ngỗng sư tử 100.000đ/kg, ngỗng sư tử giống 120.000đ/con, trứng ngỗng 30.000đ/quả. Doanh thu từ mô hình nuôi ngỗng của gia đình anh Tịnh đạt gần 500 triệu đồng/năm. 

Cũng là một anh nông dân mạnh dạn thử nghiệm nuôi ngỗng sư tử trong vườn, gia đình anh Trần Văn Thanh (Krông Pắc, Đắk Lắk) đã có nguồn thu ổn định. Đầu năm 2020, sau khi tìm hiểu qua sách báo, anh Thanh đã mua 50 con ngỗng giống từ Hà Nội về nuôi thả trong vườn sầu riêng và ao cá. Sau 6 tháng, anh nhân đàn ngỗng sư tử lên 300 con.

5

Anh Thanh nuôi ngỗng sư tử thả tự nhiên

Anh cho biết, ngỗng sư tử tăng trưởng nhanh, sau 5 tháng nuôi có thể tăng từ 10 - 15 lần so với ban đầu. Thức ăn của ngỗng sư tử chủ yếu là lá rau, bèo và các loại cỏ, thân cây chuối… Thức ăn tinh chiếm tỷ lệ nhỏ nên kinh phí đầu tư không nhiều. Nếu chăm sóc tốt, trọng lượng ngỗng 5 tháng tuổi đạt 5 - 6 kg/con (nuôi 2 - 3 năm ngỗng nặng 7 - 8 kg/con).

Hiện nay, giá ngỗng sư tử bình quân 100.000 đồng/kg, ngỗng giống sinh sản 1 - 1,2 triệu đồng/cặp, trứng ngỗng giá 30.000 đồng/quả. Trung bình,  trừ chi phí, anh Thanh thu lãi 8 triệu đồng/tháng. Tính bình quân, doanh thu của anh Thanh đạt 1 tỷ đồng/năm.

Mô hình nuôi ngỗng sư tử trong vườn của anh Thanh là cách kết hợp cây, con trên cùng một đơn vị diện tích, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều bà con nông dân đã học hỏi kinh nghiệm và áp dụng làm giàu.

Theo Tri thức và Cuộc sống

Bình luận

Nổi bật

Anh nông dân Đắk Lắk bỏ túi 1 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng nhờ đầu tư nuôi loài 'khổng lồ', ham ăn chóng lớn

Anh nông dân Đắk Lắk bỏ túi 1 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng nhờ đầu tư nuôi loài 'khổng lồ', ham ăn chóng lớn

sự kiện🞄Thứ tư, 11/12/2024, 16:02

(CL&CS) - Kỹ thuật chăm sóc không khó, nguồn thức ăn dồi dào lại cho năng suất cao với thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều hộ nông dân đang áp dụng mô hình nuôi ngỗng sư tử để làm giàu.

Các công ty sản xuất bánh kẹo áp dụng công cụ đo lường nào để tăng năng suất?

Các công ty sản xuất bánh kẹo áp dụng công cụ đo lường nào để tăng năng suất?

sự kiện🞄Thứ tư, 11/12/2024, 16:02

(CL&CS) - Hiện nay, các công ty sản xuất bánh kẹo có thể áp dụng nhiều công cụ đo lường khác nhau để tăng năng suất. Những công cụ này giúp họ tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí, và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Các công ty dược phẩm sử dụng công cụ nào để sản xuất thuốc đảm bảo chất lượng?

Các công ty dược phẩm sử dụng công cụ nào để sản xuất thuốc đảm bảo chất lượng?

sự kiện🞄Thứ tư, 11/12/2024, 15:34

(CL&CS) - Hiện nay, các công ty dược phẩm sử dụng nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để sản xuất thuốc nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong ngành.