Phương pháp đánh giá rủi ro khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

(CL&CS) - - Thực trạng hiện nay cho thấy, có rất nhiều bất cập và khó khăn trong việc xây dựng, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật. Để giải quyết những bất cập trên cần có phương pháp để đánh giá rủi ro khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

Tính đến nay đã có 756 QCVN và 56 Quy chuẩn địa phương được xây dựng và ban hành, tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong việc áp dụng QCVN về phòng cháy chữa cháy, thuốc thú ý, thức ăn chăn nuôi..... cùng với đó, các chỉ tiêu kỹ thuật ngày càng cao hơn mức cần thiết; Chi phí điều chỉnh dây truyền sản xuất, thử nghiệm, chứng nhận cao; Đối tượng, phạm vi quá rộng (Đ3 Luật…); Hạ tầng kỹ thuật, năng lực thử nghiệm không đảm bảo triển khai, áp dụng QCKT hiệu quả.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Khôi – Trưởng ban Tiêu chuẩn, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã đưa ra phương pháp đánh giá rủi ro, phương pháp này được tham khảo tại CENELEC Guide 32: Hướng dẫn đánh giá rủi ro đối với Thiết bị điện gia dụng và ASEAN/JSCEE Guide: Hướng dẫn đánh giá rủi ro UB Hỗn hợp Điện-Điện tử.

Theo đó, các thông tin cần cho đánh giá rủi ro: thứ nhất là, xác định phạm vi, đối tượng, mục đích áp dụng phù hợp của QCKT; thứ hai là, xác định các trường hợp sử dụng sai có thể xảy ra tai nạn của SPHH; thứ ba là, xác định các mối nguy (SX, lắp đặt, sử dụng...); thứ tư là, ước lượng rủi ro gây ra do từng mối nguy xác định; thứ năm là, thống kê tai nạn, sự cố của SP (5-10 năm gần đây); thứ sáu là, thông tin liên quan đến các rủi ro có thể xảy ra (tiếng ồn, độ rung, bụi, khói, hóa chất được sử dụng hoặc vật liệu được xử lý bởi thiết bị...).

Về nhận diện rủi ro từ mối nguy từ điện bao gồm: Dòng điện rò, nguồn điện, tích điện, phóng điện hồ quang, điện giật, bỏng; Nhận diện rủi ro từ mối nguy cơ học bao gồm: Sự mất ổn định, hư hỏng trong quá trình hoạt động; rơi/bắn ra vật thể có khả năng gây tai nạn; bề mặt, góc, cạnh không thích ứng; các bộ phận chuyển động; rung; lắp không đúng linh kiện; phát nổ; Nhận diện rủi ro mối nguy điện từ trường, bức xạ Ion... bao gồm: Nhiễu điện, điện từ; bức xạ quang; cháy; nhiệt độ; tiếng ồn; phát xạ chất độc hại; kết nối và gián đoạn nguồn điện; kết hợp thiết bị.

Ông Khôi cũng đưa ra công thức đánh giá rủi ro: R = C x P x N, trong đó, R: Mức độ rủi ro của sản phẩm; C: Mức độ nghiêm trọng của mối nguy; P: Xác suất xảy ra mối nguy; N: Mức độ thông dụng của sản phẩm.

Về đánh giá năng lực thử nghiệm: Khảo sát các tổ chức đánh giá sự phù hợp (3 miền); Đánh giá năng lực thử nghiệm (dựa trên các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật trong dự thảo QCKT); Đánh giá, xác định mức chi phí thử nghiệm, chứng nhận cho SPHH, dịch vụ…. (Theo các phương thức chứng nhận khác nhau 1, 5, 6, 7, 8).

Kế hoạch triển khai tại Ủy ban TCĐLCLQG, ông Khôi cho biết, sẽ sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trong đó, bổ sung quy định Báo cáo đánh giá thẩm định và thẩm định nội dung này; Xây dựng Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động (Hội thảo, lấy ý kiến…); Áp dụng các QCVN của Bộ KH&CN (QCVN về Thép, Led, CNG/LNG, Ổ cắm phích cắm, Automat…), trong đó, triển khai thu thập số liệu, tính toán, lập BCĐGTĐ.

TIN LIÊN QUAN