ADB lạc quan về triển vọng của kinh tế Việt Nam
(CL& CS) - Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm hơn so với dự báo do dịch COVID - 19 nhưng cơ quan này vẫn lạc quan với triển vọng tốt trong trung và dài hạn.
Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.
“Đại dịch COVID-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam”, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định. “Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II năm 2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng”.
ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nộj địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới.
Bên cạnh đó, sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường nước ngoài chính của Việt Nam, nhất là Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, đặc biệt đối với hàng dệt, may và giày dép, điện tử và điện thoại di động của Việt Nam.
Báo cáo của ADB cho rằng triển vọng tăng trưởng trong năm 2021 và năm 2022 của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc cung ứng kịp thời, đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, như lương thực thực phẩm, tiền mặt, cho những người bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Thanh Mai
- ▪Khu kinh tế mở Chu Lai sắp có khu dân cư, dịch vụ du lịch rộng 1.374 ha
- ▪Tọa đàm cấp cao “Kinh tế số - chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới”
- ▪Đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam
- ▪Khu kinh tế mở Chu Lai sắp có khu dân cư, dịch vụ du lịch rộng 1.374 ha
Bình luận
Nổi bật
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển
sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 08:06
Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị cấp cao về Đại dương của Liên Hợp Quốc lần thứ 3 (UNOC 3) tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.
Đột phá thể chế cho giấc mơ an cư
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 14:00
"An cư thì mới lạc nghiệp". Câu nói ấy không chỉ là một châm ngôn đời thường, mà còn là định hướng lớn cho chính sách phát triển quốc gia.
Nam Định xác định 5 khâu đột phá để hiện thực hóa khát vọng phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 09:19
(CL&CS)- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định đã xác định 5 khâu đột phá để hiện thực hóa khát vọng phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo(ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.