Đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam
(CL&CS) - Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2021. Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7.
Báo cáo cập nhận kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/9 cho biết trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Các chuyên gia của WB cũng nêu một số thông tin đánh giá về các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể, các biện pháp hạn chế đi lại đã ảnh hưởng đến giao thông trong nước và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng 1,2%, qua đó tạo áp lực lên giá cả nói chung. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,3% so với tháng trước được WB đánh giá là mức “tương đối ổn định”.
Bên cạnh đó, trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dư nợ tín dụng cuối tháng 8 vẫn tăng trưởng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tốc độ tăng cuối tháng 7.
Các chuyên gia WB nhận định tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với thời gian trước đại dịch do các ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách cho vay ưu đãi và tái cơ cấu nợ nhằm hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Theo WB, trong thời gian tới, kết quả tổng thể của nền kinh tế trong năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9 để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV/2021.
Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng khi ưu tiên đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine để bao phủ ít nhất 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, WB khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân. Hỗ trợ cho các DN, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ, giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm.
Minh Anh
- ▪Quy Nhơn có nhiều tiềm năng phát triển đô thị cảng biển và kinh tế đêm
- ▪Kịch bản kinh tế phải dựa trên chuyển từ “Zero Covid” sang “sống chung với Covid”
- ▪Nếu không có chương trình phục hồi kinh tế toàn diện thì sẽ chậm và nhiều đau đớn
- ▪Bình tĩnh để chống dịch, duy trì sản xuất và phục hồi kinh tế
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.