2 lưu ý khi lựa chọn mua gạo Việt Nam chất lượng cao
(CL&CS) - Để mua gạo Việt chất lượng cao, người tiêu dùng có thể phân biệt bằng 2 cách, thông qua cảm quan hoặc thông qua đặc tính.
Từ lâu, gạo Việt Nam đã nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, chủng loại, giá thành phải chăng, hợp lý. Nhờ đó, sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam liên tục tăng qua mỗi năm.
Ở thị trường trong nước, với hơn 600 chủng loại khác nhau, gạo “made in Việt Nam” ngày càng khẳng định được chất lượng. Đặc biệt, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong ngành gạo, các kỹ sư nông nghiệp đã đầu tư rất mạnh vào quá trình cải tiến giống cây trồng, để cho ra các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế.
Đơn cử như giống gạo ST25, đã được chứng nhận là sản phẩm gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019. Đây chính là thành quả sau 20 năm nghiên cứu của kỹ sư Hồ Quang Cua cùng tiến sĩ Trần Tấn Phương, kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương.
Đó là chưa kể các giống gạo truyền thống khác, rất được lòng người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, có một thực tế, thị trường gạo hiện nay đang loạn về tên gọi, loạn giá, loạn chất lượng do bị giả danh, pha trộn, ướp hương vị tràn lan. Người tiêu dùng hầu như không biết các chỉ tiêu chất lượng của gạo như độ ẩm, tỷ lệ tấm, tỷ lệ tạp chất, dư lượng thuốc trừ sâu…
Do đó, để lựa chọn sản phẩm gạo Việt chất lượng, ông Vũ Ngọc Duy, giám đốc công ty gạo Vinh Phú để chọn gạo ưng ý, người tiêu dùng có thể kiểm tra gạo được giới thiệu là “hàng Việt Nam chất lượng cao” bằng 2 cách.
Thứ nhất, có thể kiểm tra gạo bằng cảm quan. Thông thường, lúa dùng để chế biến gạo phải là lúa được thu hoạch và làm khô ít nhất 45 – 60 ngày trước khi đưa vào chế biến. Nếu lúa mới thu hoạch mà đem xay ngay sẽ cho cơm bị nhão, hạt cơm chưa ngọt.
Hạt gạo ngon nhất là gạo mới được xay, nếu để lâu sẽ giảm mùi thơm tự nhiên, dễ bị ảnh hưởng điều kiện môi trường. Người tiêu dùng khi mua gạo cần quan sát để chọn hạt gạo bóng, đẹp, chưa lên mùn (đổ lông), khi ngửi có mùi thơm tự nhiên.
Thứ hai, cần nắm rõ đặc tính gạo để chọn gạo theo khẩu vị: có nhiều loại gạo nhưng dựa vào đặc tính thì phân biệt thành hai dòng chính, đó là dòng gạo dẻo và dòng gạo xốp.
Ông Vũ Ngọc Duy, giám đốc công ty gạo Vinh Phú nhấn mạnh: Người tiêu dùng ngửi thấy gạo có mùi thơm nồng hoặc mùi lạ, cần cảnh giác có thể gạo đã bị ướp hương hoặc bị nhiễm mùi. Đối với những loại gạo này, kiên quyết không dùng.
“Lưu ý, có một số giống gạo không có mùi thơm như gạo tài nguyên, gạo 4218, Hàm Châu. Những loại gạo này nếu có bất cứ hương gì khi ngửi đều có thể kết luận là bị ướp hương”, ông Duy nói.
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Trung, Tổng giám đốc công ty cổ phần gạo Vinh Phát cho rằng, nếu người tiêu dùng lựa gạo ở các cửa hàng thì tuyệt đối không nên cả tin quá vào hương thơm mà phải kiểm tra kỹ đặc điểm hạt gạo như thế nào.
“Lúa được trải qua quá trình ngâm nước nóng, hấp dưới áp suất cao và sấy khô bằng hơi nước ở nhiệt độ cao. Sau đó những hạt lúa khô này được xay xát, đánh bóng và tách màu để trở thành gạo đồ. Quá trình đồ gạo dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong lõi hạt lúa, bao gồm biến đổi cấu trúc tinh bột, làm cho dễ tiêu hoá và hấp thu”, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết.
Theo Nhà báo và Công luận
- ▪Gạo ST24 của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới 2019
- ▪Cuộc thi gạo ngon nhất thế giới: Việt Nam đứng ở vị trí nào?
- ▪Bắc Giang triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023
- ▪Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'
Bình luận
Nổi bật
Khám phá xu hướng mới và công nghệ tiên tiến trong ngành gỗ xuất khẩu
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 14:18
(CL&CS) - Chiều 11/11, tại TP. Thuận An, một buổi tọa đàm thú vị về ngành gỗ và nội thất đã được tổ chức, mang đến những xu hướng đột phá và các giải pháp nội thất thông minh hiện đại. Sự kiện này là sự hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh TP.HCM, Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ B.I.F.A và Pablo Publishing & Exhibition.
Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024
sự kiện🞄Thứ ba, 12/11/2024, 12:00
(CL&CS)- Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 8791/BCT-TTTN ngày 1/11/2024 về việc hưởng ứng Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc năm 2024.
INFOGRAPHICS: Cách khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam
sự kiện🞄Thứ năm, 07/11/2024, 08:32
(CL&CS) - Ngày 5/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.