Yêu cầu kiểm soát tiến độ, chất lượng dự án cao tốc Bắc - Nam

(CL&CS) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 300/TB-VPCP ngày 25/9/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra tình hình triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân các tỉnh, các Ban Quản lý dự án, các Nhà thầu đã tích cực, chủ động, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện 04 dự án thành phần.

1s-160649

Hình minh họa

Đồng thời, chia sẻ khó khăn với các nhà thầu về biến động giá nhiên, nguyên, vật liệu xây dựng; ảnh hưởng điều kiện thời tiết bất thường và đại dịch COVID-19 trong các năm 2020 và 2021,…; chia sẻ với các Ban Quản lý dự án phải tổ chức điều hành khối lượng công việc lớn, trải dài theo tuyến, nhiều hạng mục công trình quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp…

Công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên, hiện còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được di dời, trong đó chủ yếu liên quan đến đường điện (01 vị trí đường điện cao thế tại tỉnh Quảng Trị; 13 vị trí đường điện tại tỉnh Thừa Thiên Huế; 18 vị trí cột điện cao thế, 03 vị trí cột điện trung thế và 07 vị trí cột điện hạ thế tại tỉnh Bình Thuận và 02 đường điện cao thế và 14 vị trí cột điện trung thế tại tỉnh Đồng Nai) phải di dời, nâng cao tĩnh không để bảo đảm an toàn theo quy định.

Mặc dù đến nay mọi điều kiện, nguồn lực của nhà nước được đáp ứng đầy đủ phục vụ thi công, tuy nhiên hiện nay, 04 dự án đều đang chậm tiến độ so với kế hoạch từ 0,8% đến 2,69% giá trị hợp đồng. Trong số 04 dự án thành phần, tiến độ hoàn thành đoạn Cam Lộ - La Sơn là khả quan nhất (đã cơ bản hoàn thành nền đắp và móng cấp phối đá dăm; thảm bê tông nhựa C19 đạt 94,4%, thảm bê tông nhựa C12,5 đạt 65%). Đối với các đoạn còn lại, khối lượng thi công còn rất lớn, trong khi thời gian còn lại không nhiều và còn đang trong mùa mưa. Vì vậy, các đơn vị cần phải cố gắng, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa.

Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân các tỉnh, các Ban Quản lý dự án, các Nhà thầu đã tích cực, chủ động, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện 04 dự án thành phần. Đồng thời, chia sẻ khó khăn với các nhà thầu về biến động giá nhiên, nguyên, vật liệu xây dựng; ảnh hưởng điều kiện thời tiết bất thường và đại dịch COVID-19 trong các năm 2020 và 2021,…; chia sẻ với các Ban Quản lý dự án phải tổ chức điều hành khối lượng công việc lớn, trải dài theo tuyến, nhiều hạng mục công trình quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp…

Công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên, hiện còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được di dời, trong đó chủ yếu liên quan đến đường điện (01 vị trí đường điện cao thế tại tỉnh Quảng Trị; 13 vị trí đường điện tại tỉnh Thừa Thiên Huế; 18 vị trí cột điện cao thế, 03 vị trí cột điện trung thế và 07 vị trí cột điện hạ thế tại tỉnh Bình Thuận và 02 đường điện cao thế và 14 vị trí cột điện trung thế tại tỉnh Đồng Nai) phải di dời, nâng cao tĩnh không để bảo đảm an toàn theo quy định.

Mặc dù đến nay mọi điều kiện, nguồn lực của nhà nước được đáp ứng đầy đủ phục vụ thi công, tuy nhiên hiện nay, 04 dự án đều đang chậm tiến độ so với kế hoạch từ 0,8% đến 2,69% giá trị hợp đồng. Trong số 04 dự án thành phần, tiến độ hoàn thành đoạn Cam Lộ - La Sơn là khả quan nhất (đã cơ bản hoàn thành nền đắp và móng cấp phối đá dăm; thảm bê tông nhựa C19 đạt 94,4%, thảm bê tông nhựa C12,5 đạt 65%). Đối với các đoạn còn lại, khối lượng thi công còn rất lớn, trong khi thời gian còn lại không nhiều và còn đang trong mùa mưa. Vì vậy, các đơn vị cần phải cố gắng, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án và Nhà thầu khẩn trương tổ chức triển khai thi công bảo đảm hoàn thành, đưa vào khai thác đoạn Cam Lộ - La Sơn trong tháng 11 năm 2022 và thông xe kỹ thuật các đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây trong năm 2022 như đã cam kết tại buổi Lễ phát động thi đua ngày 10 tháng 9 năm 2022.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo các cơ quan bám sát công trường, phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan kịp thời xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc; chỉ đạo các cơ quan kiểm soát chặt tiến độ, chất lượng theo cam kết của nhà thầu và kiên quyết điều chuyển khối lượng, thay thế nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng theo đúng các quy định hợp đồng…; xử lý trách nhiệm người đứng đầu của các Ban Quản lý dự án nếu không thực hiện đúng cam kết; ưu tiên các nhà thầu hoàn thành tốt, bảo đảm tiến độ được tham gia dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ Xây dựng hướng dẫn, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu nhà nước đối với các dự án, bảo đảm đúng quy định pháp luật về công tác nghiệm thu đối với Dự án Cam Lộ - La Sơn trong tháng 11 năm 2022 và thông xe kỹ thuật các dự án còn lại trong năm 2022.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và Đồng Nai, Tập đoàn điện lực Việt Nam và chủ các công trình hạ tầng kỹ thuật khẩn trương chỉ đạo xử lý dứt điểm công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm hoàn thành trong tháng 9 năm 2022. Riêng với 2 vị trí đường điện cao thế ảnh hưởng đến thi công (Km138 đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Km30 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây) hoàn thành trong tháng 9 năm 2022.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tiếp tục hỗ trợ, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ các thủ tục để khai thác mỏ vật liệu Hòn Lúp, hoàn thành trước 28/9/2022.

Phó Thủ tướng yêu cầu Giám đốc các Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiến độ, chất lượng công trình theo đúng cam kết; đặc biệt lưu ý phải bảo đảm chất lượng công trình, dự án lên hàng đầu và phải gắn với trách nhiệm của từng cá nhân.

Các Ban Quản lý dự án tiếp tục quản lý, điều hành quyết liệt, sâu sát, dứt điểm từng việc; rà soát tiến độ chi tiết từng hạng mục công trình, kế hoạch huy động máy móc thiết bị và tài chính theo đúng mốc tiến độ yêu cầu; bố trí cán bộ đủ năng lực để rà soát hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nghiệm thu, kịp thời xử lý các vướng mắc tại hiện trường; thực hiện thanh toán cho nhà thầu nhanh chóng, thuận tiện, tuân thủ đúng quy định.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với địa phương, chủ các công trình hạ tầng kỹ thuật và các cơ quan liên quan giải quyết dứt điểm các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.