Y tế được đánh giá là lĩnh vực tiềm năng cho hợp tác thương mại Việt Nam - Ấn Độ
(CL&CS) - Hiện nay với tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng thì việc hợp tác và đầu tư về lĩnh vực y tế là vô cùng quan trọng. Hiện giao thương Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, nhất là lĩnh vực y tế khi quốc gia này đang muốn đẩy mạnh đầu tư, hợp tác y tế tại Việt Nam.
Vừa qua, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại TP.HCM (ITPC) tổ chức chương trình Kết nối trực tuyến doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị y tế.
Phát biểu tại sự kiện, ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM cho biết ngành thiết bị y tế của Việt Nam là một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn cho đầu tư nước ngoài do sự phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu về chăm sóc và thiết bị y tế của người dân tăng cao. Trong bài phát biểu của mình, ông nói: "Có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác trong lĩnh vực này (lĩnh vực thiết bị y tế). Cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay ở Việt Nam đã tạo cơ hội cho cả hai bên cùng chung tay và thiết lập chuỗi cung ứng toàn cầu mới cho nhiều sản phẩm và dược phẩm khác nhau”. Ông cũng đề cập đến những nỗ lực của cộng đồng người Ấn Độ ở Việt Nam trong việc quyên góp để mua một máy ECMO cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vào tuần trước.
Theo đại diện Việt Nam, ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC, tại Việt Nam, trang thiết bị y tế sản xuất trong nước mới đáp ứng được 1,5-2% nhu cầu và công nghệ phụ trợ cũng hạn chế, chỉ đáp ứng khoảng 3% nhu cầu hiện nay.
Hiện nay, hầu hết các trang thiết bị y tế đều được nhập khẩu từ các nước phát triển. Ông cũng đề cập rằng Việt Nam chưa mở cửa thị trường dược phẩm cho các nhà đầu tư nước ngoài để phân phối thuốc trực tiếp cho khách hàng qua hình thức bán buôn hoặc bán lẻ do phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt.
Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể xuất nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam và sau đó bán các sản phẩm của họ cho các nhà phân phối trong nước đã được cấp phép để tiêu thụ. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp, nhà sản xuất nước ngoài nghiên cứu, xúc tiến các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong ngành dược.
Ông Đinh Quang Long, Giám đốc Công ty Luật APOLAT Legal cho biết, tuổi thọ của dân số Việt Nam ngày càng tăng (trung bình 75,3 tuổi) và tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,2% (2018). Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao đặt ra vấn đề tài chính cũng như thách thức về năng lực của hệ thống y tế công lập hiện tại.
Ông Gurvinder Singh, Giám đốc Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Kỹ thuật của Ấn Độ (EEPC) cho biết, thị trường lĩnh vực Y tế của Ấn Độ dự kiến sẽ đạt 372 tỷ USD vào năm 2022. Tác động của đại dịch Covid-19 khiến việc các nước tự sản xuất một số loại thiết bị như cấp cứu ICU, máy thở chi phí thấp, bộ PPE và các công nghệ khử trùng... là cần thiết. Điều này khiến Ấn Độ nổi lên như một trong những nhà sản xuất lớn về các loại thiết bị trên.
Ấn Độ là thị trường thiết bị y tế lớn thứ 4 ở Châu Á và nằm trong top 20 thị trường thiết bị y tế hàng đầu thế giới. Buổi giao lưu kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam có sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị y tế hai nước.
Nguyễn Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Khởi động chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết'
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS)- Ngày 21/11, tại Hà Nội, chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” chính thức được phát động.
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:53
(CL&CS) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ hai nhận được sự chấp thuận này.
Nâng cao chất lượng xét nghiệm cho các cơ sở y tế Hà Tĩnh
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 18:57
(CL&CS)- Các cơ sở y tế Hà Tĩnh không ngừng nâng cao chất lượng xét nghiệm phát hiện sớm, đúng các bệnh lý, hỗ trợ đắc lực công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.