Thứ hai, 27/12/2021, 08:42 AM

Xuất khẩu thủy sản cán mốc gần 8,9 tỷ USD

(CL&CS)- Là một năm với những cung bậc thăng trầm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành thủy sản đã bứt phá ngoạn mục khi đem về kim ngạch xuất khẩu (XK) 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 4,6% so kế hoạch…

Chặng đua nước rút…

Tại Hội nghị tổng kết năm 2021 triển khai kế hoạch năm 2022 cuối tuần qua, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (TCTS) cho biết, mặc dù trong điều kiện chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng Tổng cục thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của các địa phương, chủ động, kịp thời báo cáo Bộ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương các giải pháp linh hoạt, phù hợp trong sản xuất (điều chỉnh mùa vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản; tăng cường kiểm soát tàu cá tại cảng, đảm bảo công tác phòng chống dịch nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất...) duy trì tăng trưởng, tốc độc tăng giá trị sản xuất thủy sản và tổng sản lượng thủy sản năm 2021 tăng so với 2020, đạt được chỉ tiêu đề ra.

Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của TCTS

Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của TCTS

Ước năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020[1] (8,64 triệu tấn), trong đó sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm 2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn). Mặc dù có tăng so với năm 2020, song một số chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản không đạt kế hoạch đề ra (Sản lượng tôm sú đạt 94,5% kế hoạch; tôm thẻ chân trắng đạt 99,2%; cá tra đạt 96,1%).

Đặc biệt, XK thủy sản đã có sự tăng trưởng ngoạn mục khi kim ngạch XK thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản (685,2 triệu USD), tổng giá trị XK thủy sản năm 2021 đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020 (tổng là 8,89 tỷ USD)….

Cũng theo lãnh đạo TCTS, năm 2021, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi nguồn cung tôm từ một số quốc gia như Ấn Độ và một số nhà cung cấp khác sẽ giảm do chịu tác động xấu từ đại dịch COVID-19, XK tôm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các FTA, EVFTA đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến thủy sản.

Theo Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Nguyễn Hoài Nam nhớ lại: Nửa đầu năm, XK thuỷ sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục, sản xuất trong nước ổn định. Tuy nhiên, trong quý III/2021, sản xuất và XK thuỷ sản gần như rơi vào bế tắc vì giãn cách xã hội và quy định sản xuất “3 tại chỗ” để phòng chống dịch COVID-19.

“Phải đến thời điểm đầu tháng 10, Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ với quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp sản xuất và XK thuỷ sản nhanh chóng hồi phục…”- Ông Nam khẳng định.

Các doanh nghiệp XK thuỷ sản có điều kiện sản xuất thuận lợi, tận dụng cơ hội thị trường, đã hồi phục và bứt phá trong quý cuối năm. XK thuỷ sản trong tháng 10 hồi phục gần tương đương cùng kỳ và tháng 11 tăng mạnh 23%, tăng với tất cả các sản phẩm chính và sang các thị trường chính. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong tháng 12, đưa kết quả XK cả năm cán đích trên 8,8 tỷ USD…

Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức…

Mặc dù đã có sự bứt phát ngoạn mục trong năm 2021 song theo Lãnh đạo TCTS, năm 2022, ngành thủy sản đặt mục tiêu cơ bản giữ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng thủy sản như so với ước thực hiện năm 2021. Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản khoảng 8,73 triệu tấn, kim ngạch XK thủy sản đạt khoảng 8,9 tỷ USD, bằng 100,1% so với 2021.

Nhận định vè một số thuận lợi của ngành trong năm 2022, Phó Tổng cục trưởng TCTS , ông Nguyễn Quang Hùng cho biết, đó là: Kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vacin cho toàn dân được thực hiện, dịch COVID-19 được kiểm soát; lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định CPTTP và EVFTA, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm. Đồng thời, chính trị và kinh tế trong nước tiếp tục ổn định, sự chỉ đạo quyết liệt, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả được nâng lên.

Cùng với đó, các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện các mục tiêu, giải pháp Chiến lược phát triển thủy sản được triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; các khó khăn, bất cập trong quy định pháp luật được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm…

Thêm vào đó, thời tiết diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt nguồn nước cấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; Yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ, cường lực khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm, lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng;

Tình hình phức tạp về an ninh trật tự trên biển (các nước tăng cường kiểm soát tàu cá, ngư trường khai thác bị thu hẹp), các quy định mới của Luật Thủy sản 2017 về quản lý khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả, có trách nhiệm đang được triển khai thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần có thời gian để thực hiện…

Đó là lý do ngành thủy sản khiêm tốn đặt ra mục tiên XK thủy sản năm 2022 “ổn định” như thực hiện năm 2021. “Tuy nhiên toàn ngành sẽ nỗ lực phấn đấu vượt mục tiêu đề đã đề ra…”- Lãnh đạo TCTS khẳng định.

Dẫn chứng về thách thức của ngành Thủy sản trong năm 2022, Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cho biết, trong năm 2021, Ecuador đang có sự chuyển dịch rất lớn khi tăng thị phần ở EU và Mỹ và giảm ở Trung Quốc. "Đây là vấn đề hơi quan ngại ở góc độ của chúng ta. Bởi chúng ta đang có thế mạnh với khâu đó. Còn bây giờ Ecuador đã giảm tỷ lệ từ 53% xuống 45% tại Trung Quốc và tăng ở tổng 2 thị trường EU và Mỹ 46%. Rõ ràng chuyển dịch của họ trong năm COVID-19 sẽ tạo ra một cạnh tranh mới, giá thành sẽ liên quan đến vấn đề giống…"-ông Nam chia sẻ.

 

[1] Chưa đạt mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2021-2030 theo Chiến lược phát triển thủy sản đã đề ra  (1,4%/năm).

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước và đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên năng suất chất lượng cho thế hệ trẻ

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên năng suất chất lượng cho thế hệ trẻ

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã diễn ra lễ bế mạc khóa đào tạo “Báo cáo viên Năng suất chất lượng”.

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS)- Chiều ngày 26/4, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop: Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh tại Trung tâm hội nghị quốc gia.