Thứ hai, 25/10/2021, 19:17 PM

Xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc từ 1/1/2022: Doanh nghiệp cần đăng ký trước 1/11/2021 để giữ chỗ!

(CL&CS) - Theo TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS, doanh nghiệp cần đăng ký trước 1/11 giống như việc doanh nghiệp giữ chỗ để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu kịp thời hạn này, doanh nghiệp sẽ được giãn thời hạn hoàn thiện hồ sơ tới tháng 6/2023…

Sáng 25/10, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam)  phối hợp Tổ chức Nho lập Diễn đàn trực tuyến về xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Mục đích là hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới theo Lệnh 248, 249, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Diễn đàn thu hút sự chú ý lớn từ doanh nghiệp. Số lượng tham dự suốt buổi sáng luôn vượt ngưỡng 500 thành viên.

Nhiều doanh nghiệp lúng túng

Lệnh số 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" do Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành hỗi tháng 4/2021 và đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Cuối tháng 9/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành thêm Công hàm 353 để hướng dẫn thủ tục, thời gian, hiệu lực đăng ký cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, đây không phải lần đầu Trung Quốc kiểm soát hồ sơ doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường nước này.

(TS. Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam)

(TS. Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam)

Sau khi Trung Quốc sử dụng cơ chế một cửa về quản lý an toàn thực phẩm xuất khẩu, Tổng cục Hải quan nước này chủ trương giám sát an toàn thực phẩm trên cơ sở chủ động. Do vậy phía Trung Quốc muốn đánh giá ngay từ phía các nhà xuất khẩu, thay vì kiểm tra tại cửa khẩu. “Nước bạn sẽ kiểm tra chặt chẽ hồ sơ xuất khẩu doanh nghiệp"- ông Hòa chia sẻ.

Cũng theo ông Hòa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tỏ ra lúng túng khi Trung Quốc ban hành hai Lệnh 248, 249. “Từ đầu tháng 10/2021, mỗi ngày văn phòng nhận hàng trăm cuộc gọi thắc mắc về vấn đề này. Nhằm giải đáp nhanh chóng, cụ thể, chi tiết, Văn phòng SPS Việt Nam lên ý tưởng tổ chức diễn đàn sáng 25/10…”- Đại diện Văn phòng SPS cho hay,

Là một trong các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, ông Hoàng Bá Nghị, Tổng Giám đốc Tổ chức NHO cho biết DN của ông đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình về các quy trình thủ tục từ Văn phòng SPS Việt Nam.

"Chúng tôi chỉ có hơn một ngày chuẩn bị. Rất may là SPS Việt Nam đã nhận lời, hướng dẫn,và tạo điều kiện để doanh nghiệp kịp gửi danh sách sang Trung Quốc trước ngày 1/11"- ông Nghị chia sẻ..

Theo doanh nghiệp này, nội dung và thủ tục đăng ký để doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc không phức tạp. Vấn đề là doanh nghiệp cần đăng ký đúng và sớm với cơ quan có thẩm quyền tương ứng trên địa bàn. 

Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì?

Tại Diễn đàn, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đã lưu ý các doanh nghiệp một số điểm chính:

Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu cần sát sao nhật ký ghi chép, bởi Trung Quốc có thể kiểm tra thực địa, kiểm tra trực tuyến. Nếu không đáp ứng được yêu cầu, doanh nghiệp có thể bị gạch bỏ khỏi danh sách xuất khẩu.

Hai là Tổng cục Hải quan Trung Quốc chưa yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ ngay lập tức. Trước mắt, doanh nghiệp cần gửi đăng ký cho các cơ quan có thẩm quyền trong tháng 10/2021. Trên cơ sở này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tổng hợp, và gửi danh sách sang Trung Quốc trước ngày 1/11.

Doanh nghiệp cần đăng ký trước 1/11/2021 để giữ chỗ, hồ sơ thủ tục hoàn thiện sau

Doanh nghiệp cần đăng ký trước 1/11/2021 để giữ chỗ, hồ sơ thủ tục hoàn thiện sau

Tại diễn đàn, Phó Giám đốc Văn phòng SPS, TS. Ngô Xuân Nam đã giải đáp các câu hỏi của doanh nghiệp. Trong đó, một trong những vấn đề được quan tâm nhất, là "cơ quan có thẩm quyền" tại Việt Nam có nhiệm vụ tổng hợp danh sách doanh nghiệp. 

Theo ông Nam, cơ quan có thẩm quyền là 5 đơn vị: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT); Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế); và Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công thương).

Ông Nam cũng nhấn mạnh, nếu gửi hồ sơ sang Trung Quốc trước 1/11, doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ hưởng nhiều ưu đãi. Trong đó đặc biệt, là doanh nghiệp chỉ cần 3 loại giấy tờ, gồm: giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận an toàn thực phẩm, và bản cam kết.

Để kịp thời tổng hợp danh sách đăng ký, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế thông báo cho các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu tương ứng trên địa bàn.

Từ đó, doanh nghiệp tự kiểm tra: Hoặc từng xuất khẩu một trong 18 nhóm mặt hàng mà Trung Quốc quy định từ 1/1/2017, hoặc có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai. Nếu thuộc một trong hai trường hợp này, doanh nghiệp chủ động đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018.

"Việc đăng ký trước 1/11 giống như việc doanh nghiệp giữ chỗ để xuất khẩu sang Trung Quốc. Thủ tục hồ sơ cũng đơn giản. Nếu kịp thời hạn này, doanh nghiệp sẽ được giãn thời hạn hoàn thiện hồ sơ tới tháng 6/2023"- ông Nam nhấn mạnh.

Thông tin đầu mối liên hệ Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam:

1. Cục Bảo bệ thực vật:

 Đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật, thủ tục hồ sơ xin liên hệ: Nguyễn Quang Hiếu Trưởng phòng Phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, số điện thoại: 0977800314, email: [email protected]

 2. Cục Thú y

Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Cục Thú y, liên hệ chị Trần Thị Thu Phương Trưởng phòng Phòng Hợp tác Quốc tế và truyền thông, số điện thoại: 0982285546; Email: [email protected]

 3. Cục QLCLNLTS

Đầu mối xử lý:  Phạm Hoàng Đức Phó Trưởng phòng Chất lượng thuỷ sản, số điện thoại: 0904319187 email [email protected]

 4. Bộ Công thương

Địa chỉ đăng ký trực tuyến thuộc thẩm quyền phụ trách của Bộ Công thương

http://dangkydoanhnghiep.moit.gov.vn/RegisterHSCode.aspx

Nhị Thanh

Bình luận

Nổi bật

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…