Chủ nhật, 21/01/2024, 21:39 PM

Xuất khẩu gạo có thể mang về hơn 5 tỷ USD trong năm 2024

(CL&CS) - Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cho thấy trong tháng 12/2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt 492.387 tấn, trị giá đạt gần 339 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu năm 2023 của Việt Nam đạt 8,131 triệu tấn, trị giá gần 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và 35,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Việc Ấn Độ ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo để ổn định thị trường trong nước và nguồn cung tại một số quốc gia bị sụt giảm do El Nino đã thúc đẩy nhu cầu và giá gạo tăng cao trong thời gian qua. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ diễn biến này của thị trường.

gao-2

Chỉ tính riêng trong tháng 11 năm 2023, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 667 USD/tấn, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ trước đến nay và cao hơn cả mức giá 665 USD/tấn đối với gạo trắng 5% tấm đang được chào bán trên thị trường.

Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu trong 11 tháng năm 2023 đạt 2,87 triệu tấn, kim ngạch 1,57 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 37,6% về lượng và 36,3% về kim ngạch.

Indonesia vươn lên vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam do Chính phủ Indonesia tăng cường nhập khẩu nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc.

Với những diễn biến hiện tại, xuất khẩu gạo trong năm 2024 được đánh giá là tương đối khả quan. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2024, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi do thế giới thiếu hụt 5 triệu tấn gạo, các quốc gia nhập khẩu gạo như Indonesia, Philippines vẫn có nhu cầu mua vào và Ấn Độ có khả năng sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Do đó, xuất khẩu gạo năm 2024 có thể mang về khoảng 5,3 tỉ USD.

Thực tế là hiện nay, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) thông báo đã ký hợp đồng nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong tổng hạn ngạch bổ sung được giao là 1,5 triệu tấn từ 4 quốc gia gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar.

Các nước Philippines, châu Phi… cũng đã lên kế hoạch nhập khẩu gạo. Riêng Philippines dự kiến sẽ nhập 3,5 - 4 triệu tấn gạo trong năm 2024.

Cơ hội cho xuất khẩu gạo trong năm nay rất rộng mở, tuy nhiên theo các nhà phân tích, trong bối cảnh diện tích trồng lúa khó tăng thêm ở miền Bắc, trong khi tại phía Nam phải chịu ảnh hưởng của ngập mặn. Do đó, cách tốt nhất là chúng ta không ưu tiên cạnh tranh về số lượng, mà nên tập trung vào giá trị sản phẩm, để gạo Việt ngày càng vững vàng cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06

(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01

(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.