Vượt qua khủng hoảng, BSR hoàn thành kế hoạch sản lượng trước 19 ngày

(CL&CS) - CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, vào lúc 10h30 ngày 12/12, đồng hồ sản lượng xăng dầu các loại của nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt mốc kế hoạch năm 2020 là 5,56 triệu tấn, “về đích sớm” 19 ngày.

Vượt qua khủng hoảng của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu suy giảm, BSR đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch sản lượng, về đích trước 19 ngày (Ảnh: NN)

Vượt qua khủng hoảng của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu suy giảm, BSR đã xuất sắc hoàn thành kế hoạch sản lượng, về đích trước 19 ngày (Ảnh: NN)

Công suất thiết kế của nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm nhưng năm nay, nhà máy phải dừng gần 2 tháng để tiến hành bảo dưỡng tổng thể nên sản lượng theo kế hoạch cả năm là 5,56 triệu tấn. Sau bảo dưỡng tổng thể, nhà máy hoạt động an toàn, ổn định ở mức 106 - 110% công suất. Ước tính cả năm, BSR sẽ sản xuất khoảng 5,93 triệu tấn sản phẩm xăng dầu các loại, vượt kế hoạch 7%. Tính hết tháng 11/2020, tổng doanh thu đạt 49.035 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước đạt 5.088 tỷ đồng.

Về đích sớm kế hoạch sản lượng là một kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực của BSR, đặc biệt trong bối cảnh công ty đang đối mặt với khủng hoảng kép của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu cộng với điều kiện thời tiết bão lũ tại miền Trung.

Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết: Để ứng phó với khủng hoảng kép, BSR đã áp dụng linh hoạt một loạt giải pháp sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban lãnh đạo họp hàng ngày, hàng tuần để đánh giá các kịch bản sản xuất kinh doanh và quyết tâm không dừng nhà máy mà điều chỉnh dải công suất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Về công tác dầu thô, tối đa tiêu thụ dầu thô trong nước để tăng liên kết chuỗi lợi ích trong ngành; tận dụng cơ hội mua spot (hợp đồng chuyến) dầu thô trong nước với phụ phí thấp; chủ động làm việc với nhà cung cấp giãn thời gian thanh toán, giảm cước vận chuyển...

Về công tác sản xuất, linh hoạt trong việc điều chỉnh công suất nhà máy theo nhu cầu thị trường, giải phóng hàng tồn kho giá cao để có chỗ chứa cho các lô dầu thô có giá thấp...

Về công tác kinh doanh, phối hợp với khách hàng để tối đa hóa tiêu thụ sản phẩm, thuê kho gửi hàng; bám sát thị trường, tăng cường công tác dự báo và phân tích, linh hoạt, tối ưu hóa sản phẩm để tìm cơ hội bán các sản phẩm trung gian có giá trị kinh tế cao…

Về tài chính, tăng cường công tác quản trị dòng tiền, triển khai các giải pháp như tối ưu số dư tiền gửi không kỳ hạn, sử dụng linh hoạt giữa vay vốn lưu động và gửi tiền có kỳ hạn nhằm tận dụng lãi suất vay ưu đãi để tăng thu nhập tài chính cho công ty…

BSR cũng tập trung rà soát, kiểm soát, cắt giảm và tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh. Giá thành sản xuất bình quân thực hiện 11 tháng đầu năm 2020 thấp hơn so với giá thành kế hoạch gần 30% đã giúp BSR vượt qua khủng hoảng. Tính đến tháng 11/2020, BSR đã tiết giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó các giải pháp tối ưu làm tăng doanh thu và giảm chi phí gần 1.000 tỷ đồng.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Kymdan - hãng nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam

Kymdan - hãng nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 11:12

(CL&CS) - Ra đời từ năm 1954, Kymdan không chỉ là thương hiệu nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của chất lượng và sự đổi mới trong ngành sản xuất nệm.

Nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tư vào phát triển xanh

Nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tư vào phát triển xanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:39

(CL&CS)- Theo ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường phát triển xanh, mạnh dạn đầu tư vào các giải pháp xử lý nước thải tiên tiến, tiệm cận với công nghệ của những quốc gia phát triển hàng đầu.

Vườn sầu riêng của Hoàng Anh Gia Lai có chứng chỉ GLOBAL GAP

Vườn sầu riêng của Hoàng Anh Gia Lai có chứng chỉ GLOBAL GAP

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:39

(CL&CS) - Đối với dư lượng Cadimi và vàng 0 trong sầu riêng, ông Đoàn Nguyễn Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho biết, công ty có 2.000 ha sầu riêng với 80% nằm tại Lào và 20% tại Việt Nam. Trong đó, Lào và Campuchia chưa bị Trung Quốc kiểm soát.