Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 27/03/2024, 00:13 AM

Vùng đất duy nhất Việt Nam được Bác Hồ hai lần chọn làm căn cứ địa Cách mạng, có đến 14 cơ quan đầu não được đặt tại đây

Nơi đây đã được chọn như một căn cứ hội tụ đủ các yếu tố để trở thành "đại bản doanh của cách mạng".

Với vai trò là trung tâm căn cứ cách mạng, Thủ đô Khu giải phóng, Tuyên Quang đã góp một phần quan trọng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Từ căn cứ địa Tuyên Quang, với sự có mặt của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lịch sử đất nước - dân tộc sang trang mới.

Những sự kiện quan trọng diễn ra trên căn cứ cách mạng Tuyên Quang, dân tộc Việt Nam đã chấm dứt những năm dài nô lệ, tiến sang kỷ nguyên độc lập, tự do. Đặc biệt, nơi đây cũng là vùng đất duy nhất trên cả nước được Bác Hồ 2 lần lựa chọn làm căn cứ địa cách mạng. 

Tuyên Quang - nơi hội tụ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"

Vào tháng 5 năm 1945, Bác Hồ từ Pác Bó, Cao Bằng về Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau cuộc hành trình dài 16 ngày, Người đến thôn Pác Hóp, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ngày 21/5/1945, Người đến Hồng Thái, huyện Sơn Dương, sau đó vượt sông Phó Đáy vào làng Kim Long, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương.

Tại đây, Bác ở nhà cụ Nguyễn Tiến Sự một thời gian ngắn rồi chuyển lên lán Nà Lừa. Người chỉ đạo thành lập khu giải phóng, lấy Tân Trào làm trung tâm, xây dựng chính quyền và quân đội cách mạng. Tân Trào trở thành thủ đô khu giải phóng và sau đó là thủ đô lâm thời của nước Việt Nam mới.

Tân Trào trở thành thủ đô khu giải phóng và sau đó là thủ đô lâm thời của nước Việt Nam mới

Tân Trào trở thành thủ đô khu giải phóng và sau đó là thủ đô lâm thời của nước Việt Nam mới

Theo lý giải của nhà văn Phù Ninh thì đó vừa là yêu cầu của cách mạng lúc đó nhưng cũng thể hiện tầm nhìn thiên tài của Bác. Khi Người về nước, Pác Bó là căn cứ địa đầu tiên nhưng tình hình chuyển biến mau lẹ, việc có một nơi phù hợp, an toàn để chỉ đạo sẽ quyết định tới sự thành bại của cách mạng.

Nhà văn Phù Ninh cho rằng, Tân Trào (Tuyên Quang) có đầy đủ các yếu tố như: địa điểm có dân tốt, có cơ sở cách mạng tốt, địa hình tốt, thuận tiện làm một trung tâm liên lạc với miền xuôi, miền ngược và ra nước ngoài theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến cuối tháng 5/1945, Tuyên Quang và các vùng lân cận đã hình thành một vùng giải phóng rộng lớn. Đó chính là nơi có phong trào cách mạng tốt, địa thế tốt, nhân dân một lòng theo cách mạng.

Trước khi rời Tân Trào về Hà Nội, bằng sự nhạy cảm chính trị và tầm nhìn chiến lược, Bác đã dặn lại các đồng chí trong Đảng: “Bây giờ, ta đã có chính quyền, chắc các cô, các chú cũng muốn về Hà Nội. Nhưng chưa được đâu! Lênin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Bởi vậy, các cô, các chú còn ở lại địa phương đây, giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tươi đẹp hơn, ấm no, văn minh hơn. Biết đâu, chúng ta còn trở lên đây nhờ cậy đồng bào lần nữa…”.

Nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa'

Nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa'

Dân đồng lòng đưa kháng chiến thắng lợi

Đó là lần thứ 2 Bác Hồ và Trung ương Đảng trở lại Tuyên Quang. Cuối năm 1945 Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Bác đã nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ta lại trở về Tân Trào”.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định trở lại căn cứ địa Việt Bắc, với niềm tin vững chắc như nhận định của Người: “Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành công, thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”.

Ngày 2/4/1947, Bác Hồ về đến làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Từ mảnh đất "An toàn khu" Tuyên Quang, nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng đã được ban hành để lãnh đạo toàn dân đi đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

PGS.TS Phạm Ngọc Anh (Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng) cho rằng, lý do Bác hai lần chọn Tuyên Quang làm căn cứ địa cách mạng chính là lòng dân, ở đây đồng bào các dân tộc luôn hướng về cách mạng với những phong trào đấu tranh từ rất sớm.

Trong thời gian ở Tuyên Quang, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2.1951) với nhiều quyết sách quan trọng. Ảnh: Tư liệu

Trong thời gian ở Tuyên Quang, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2.1951) với nhiều quyết sách quan trọng. Ảnh: Tư liệu

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Anh: "Một cuộc cách mạng có thành công được hay không thì yếu tố sự đồng lòng của người dân giữ vai trò quyết định. Do đó, trên nguyên tắc ở đâu có lòng dân hướng về cách mạng thì ở đó dễ thực hiện các quyết sách. Với tất cả những điều kiện thuận lợi như vậy Bác và Trung ương Đảng chọn Tuyên Quang làm Thủ đô kháng chiến là quyết định đúng đắn".

Mảnh đất này còn có vị trí chiến lược, là nơi “tiến có thể đánh, lui có thể giữ” cơ động, vững chắc trong chiến tranh giải phóng lẫn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nơi đây có dự nguồn lương thực đủ cho các cơ quan đầu não cách mạng trong một thời gian nhất định khi bị địch cắt đứt nguồn tiếp tế.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác đã ở Tuyên Quang gần 6 năm với 47 địa điểm khác nhau. Ngoài Bộ Quốc phòng đặt tại Thái Nguyên thì 14 bộ ngành của các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, được đóng tại Tuyên Quang.

Cũng vì vậy mà Tuyên Quang mảnh đất cách mạng còn được vinh dự biết đến với cái tên "Thủ đô khu giải phóng", "Thủ đô kháng chiến".

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Resort cheo leo giữa vách đá 'đắt nhất Việt Nam' giá 100 triệu đồng/đêm: View hướng ra vịnh biển cách TP. HCM 350km, nằm trọn trong 'Thảo nguyên cây gai' có 1-0-2 ở Việt Nam

Resort cheo leo giữa vách đá 'đắt nhất Việt Nam' giá 100 triệu đồng/đêm: View hướng ra vịnh biển cách TP. HCM 350km, nằm trọn trong 'Thảo nguyên cây gai' có 1-0-2 ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 23:23

Với chất lượng dịch vụ cao cấp, resort 6 sao đầu tiên này của Việt Nam từng được Condé Nast Traveler bình chọn trong top 33 khách sạn mới tốt nhất thế giới năm 2014.

Cung đường đèo ‘tử thần’ 12km nối liền ‘Dubai Việt Nam’ với xứ ‘rừng trầm, biển yến’, thách thức cả những tay lái kỳ cựu nhất

Cung đường đèo ‘tử thần’ 12km nối liền ‘Dubai Việt Nam’ với xứ ‘rừng trầm, biển yến’, thách thức cả những tay lái kỳ cựu nhất

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 23:21

Không chỉ là cung đường đèo tuyệt đẹp, nơi này còn là “nhân chứng lịch sử” cho thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

Lý do triều đại duy nhất lịch sử phong kiến Việt Nam kéo dài 143 năm nhưng chỉ có 2 người được phong hoàng hậu

Lý do triều đại duy nhất lịch sử phong kiến Việt Nam kéo dài 143 năm nhưng chỉ có 2 người được phong hoàng hậu

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 23:10

Điều đặc biệt của triều đại này là suốt 143 năm trị vì nhưng chỉ có 2 người được phong làm hoàng hậu khi còn sống.