Vùng đất “Bảo tàng cầu của thế giới” toàn cây cầu “khổng lồ”, chiếm phân nửa trong số 100 cây cầu cao nhất thế giới
Đây là vùng đất có nhiều cây cầu cao nhất thế giới, thậm chí được mệnh danh là “Bảo tàng cầu của thế giới”.
Vùng đất bí ẩn mà chúng ta đang nói đến chính là tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Quý Châu nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc với 92,5% diện tích được phủ bởi đồi núi.
Dù địa hình đồi núi khắc nghiệt, Quý Châu đã trở thành một trong những tỉnh tại Trung Quốc có nhiều cây cầu cao nhất trên thế giới. Trên danh sách 231 cây cầu cao nhất thế giới, có tới 195 cây cầu tại Trung Quốc, trong đó tỉnh Quý Châu chiếm gần một nửa. Các cây cầu này kết nối giữa những vách núi cheo leo, vượt qua các mặt sông, suối với chiều cao hàng trăm mét.

Cầu Bắc Bàn Giang có độ cao khoảng 565 m so với mặt sông. Ảnh: Xinhua
Thực tế, với số lượng cầu lớn và đa dạng về loại hình, cùng với sự ứng dụng công nghệ phức tạp trong quá trình xây dựng, Quý Châu đã được mệnh danh là "Bảo tàng cầu của thế giới".
Bằng cách xây dựng các cây cầu lớn, những khu vực sâu núi ở Quý Châu đã trở thành những tuyến đường chính, góp phần quan trọng vào hệ thống giao thông của Trung Quốc. Đồng thời, chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương cũng được sự cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, nhiều cây cầu ở Quý Châu đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng nhờ vào cảnh quan tuyệt vời xung quanh.
Cây cầu Bắc Bàn Giang là một minh chứng đáng chú ý. Nằm ở độ cao khoảng 565m so với mặt sông, tương đương với chiều cao của tòa nhà 200 tầng, cây cầu này đã chính thức được công nhận là cây cầu cao nhất thế giới theo Sách Kỷ lục Guinness.

Cây cầu Bắc Bàn Giang được công nhận là cây cầu cao nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Xinhua
Ông Ma Xuanjun, một người nông dân sống gần cầu Bắc Bàn Giang, đã quyết định biến ngôi nhà mới xây của mình thành một homestay nông thôn vào năm 2019 và bắt đầu đón tiếp du khách từ khắp mọi nơi.
Ông Ma Xuanjun chia sẻ: "Trước khi cây cầu được xây dựng, chúng tôi rất khó đi ra bên ngoài. Chúng tôi phải sử dụng đu dây và chỉ những người đàn ông dũng cảm mới dám sử dụng chúng. Một số người đã bị rơi xuống sông khi băng qua đây. Trong khi đó, phụ nữ và người già phải mất tới 4 giờ leo qua núi và thung lũng để đến thị trấn gần đó."
Hiện nay, làng của ông Ma Xuanjun thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là nhờ có cây cầu cao nhất thế giới được xây dựng tại đây.
Trên đỉnh hẻm núi lớn của sông Hoa Giang, nơi có những vách đá cao vút và dòng nước xiết, một dự án cầu treo dầm thép lớn khác đang được triển khai. Với chiều cao thẳng đứng 62m (tính từ sàn cầu xuống mặt nước), cây cầu này dự kiến sẽ trở thành cây cầu cao nhất thế giới khi hoàn thành vào năm 2025.
Theo đánh giá của các chuyên gia, công trình này sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển qua hẻm núi từ khoảng một giờ xuống còn một phút.
Vậy cầu treo xuyên núi cao nhất thế giới được xây dựng như thế nào?
Cây cầu treo xuyên núi cao nhất thế giới hay còn gọi là cầu hẻm núi Hoa Giang, sẽ có chiều dài tổng cộng 2.980m, trong đó chiều dài của nhịp chính là 1.420 m. Các kỹ sư thực hiện dự án này cho biết phần thân chính của cầu dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2024, dự kiến sẽ thông đường vào đầu năm 2025.

Trung Quốc xây cầu treo xuyên núi cao nhất thế giới, với chiều cao 625 m. Ảnh: Xinhua
Với nhịp chính dài hơn bất kỳ cầu qua núi nào khác trên thế giới, cầu hẻm núi Hoa Giang sẽ vượt qua cầu sông Bắc Bàn Giang (cao 565m so với mặt sông) để trở thành cây cầu cao nhất trên thế giới.
Về mặt kỹ thuật xây dựng, công trình này đặt ra nhiều thách thức phức tạp, đặc biệt là với các trụ cầu. Thay vì sử dụng trụ cầu thông thường có 4 mặt để tạo không gian cho một bục quan sát, các kỹ sư đã quyết định xây trụ cầu với 6 mặt.

Công trình này vẫn đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Ảnh: Xinhua
Sau khi hoàn thành, cầu hẻm núi Hoa Giang dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn theo tuyến đường cao tốc Liuzhi – Anlong. Trước đây, người dân mất khoảng 70 phút để di chuyển từ một bên sang bên kia hẻm núi. Nhưng khi cầu được đưa vào sử dụng, thời gian di chuyển này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 1 phút. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nguồn: Xinhua, Baidu
Hoàng Giang
- ▪Cáp treo vượt biển gần 4.000m phá kỷ lục trụ cao nhất thế giới của Việt Nam, nối đất liền với “đảo Ngọc miền Bắc”
- ▪Cây cầu Việt Nam lập kỷ lục gối trụ cầu nặng 3,2 tấn, sức chịu lực tháp trụ 32.000 tấn lớn nhất thế giới, kết cấu một mặt phẳng dây rộng 34,5m lớn nhất Đông Nam Á
- ▪7 cây cầu mang kỷ lục thế giới: Việt Nam có 1 đại diện, khung cảnh tựa chốn bồng lai, là nơi được những người ưa mạo hiểm yêu thích
Bình luận
Nổi bật
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:19
(CL&CS) - Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Du khách sẽ được chiêm bái bảo vật Phật giáo tại núi Bà Đen
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:01
(CL&CS) - Ngọc xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí giữa không gian mở trong suốt tuần Đại lễ Phật đản Vesak 2025, để Phật tử và du khách tận mắt chiêm bái và đảnh lễ.
Giao thông thuận tiện, Cát Bà bùng nổ sức hút du lịch 4 mùa
sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:54
(CL&CS) - Giao thông không – thủy – bộ thuận lợi, Cát Bà sẽ liên tục lọt top điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.