VN-Index giảm sâu: Tránh bán tháo và sẵn sàng bắt đáy

(CL&CS) - VN-Index đã có chuỗi ngày giảm rất sâu. Dù vẫn dự báo đà giảm có thể chưa chấm dứt nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nhà đầu tư không nên bán tháo và chuẩn bị tinh thần bắt đáy.

Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) bình luận trước tác động kép từ diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán thế giới và thông tin diễn biến Covid-19 đang phức tạp tại Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua phiên sụt giảm kỷ lục.

Kết phiên ngày 28/1, VN-Index giảm 73,23 điểm (-6,67%) và chốt tại 1023,94 điểm. HNX-Index giảm 17,74 điểm (-8,04%) và chốt tại 203,05 điểm. Thanh khoản khớp lệnh giảm nhẹ so với phiên trước, với 698,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh trên HOSE. Số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo trên cả 3 sàn giao dịch, trong đó có rất nhiều mã giảm kịch sàn.

VN30-Index cũng giảm kỷ lục với mức giảm 6,73%. Có đến 29 mã giảm giá, trong đó có 28 mã giảm kịch sàn và NVL giảm gần sàn. Điểm đặc biệt trong nhóm là cổ phiếu EIB, bất ngờ đóng cửa tại giá xanh và tăng 2,3% ...

VN-Index đã có chuỗi ngày giảm rất sâu. Dù vẫn dự báo đà giảm có thể chưa chấm dứt nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nhà đầu tư không nên bán tháo và chuẩn bị tinh thần bắt đáy.

VN-Index đã có chuỗi ngày giảm rất sâu. Dù vẫn dự báo đà giảm có thể chưa chấm dứt nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo nhà đầu tư không nên bán tháo và chuẩn bị tinh thần bắt đáy.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng không tránh được tình trạng tiêu cực, với nhiều mã giảm kịch sàn. Tuy nhiên cũng le lói một số ít cổ phiếu tăng giá như SGT (+7%), OPC (+6,9%), VAF (+6,9%), VPS (+6,8%), RIC (+6,6%) ... Khối ngoại mua ròng khá mạnh trên HOSE, với giá trị 482,1 tỷ đồng. Nổi bật là HPG (+68,5 tỷ đồng), tiếp đến là VHM (+49,8 tỷ đồng), STB (+31,7 tỷ đồng), MSN (+26,8 tỷ đồng), VIC (+26,6 tỷ đồng) ... Phía bán ròng, nhiều nhất là PAC (-36,7 tỷ đồng), tiếp theo là VNM (-16,6 tỷ đồng), VCB (-16,1 tỷ đồng), MBB (-14,9 tỷ đồng), FCN (-9 tỷ đồng) ...

VDSC đánh giá thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn trước những thông tin tiêu cực và áp lực giải chấp vẫn đang hiện hữu. Với tình trạng dư bán sàn nhiều vào cuối phiên, động thái giải chấp sẽ tiếp tục vào phiên giao dịch tiếp theo.

Do vậy áp lực giảm điểm vẫn còn nhưng dòng tiền có thể sẽ có động thái tích cực “bắt đáy” khi VN-Index tiếp tục giảm sâu. VDSC khuyên nhà đầu tư tạm thời nên tránh bán tháo ở vùng giá thấp trong phiên giao dịch tiếp theo nếu trạng thái danh mục chưa quá rủi ro, đồng thời có thể xem xét “bắt đáy” tại một số cổ phiếu Blue hoặc cổ phiếu có cơ bản tốt và đã lùi về vùng hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn.

Công ty chứng khoán BSC cũng cho rằng VN-Index giảm mạnh từ đầu phiên sáng khi những tin tức về những ca lây lan Covid-19 trong cộng đồng được công bố và kết thúc ngày giao dịch ở dưới ngưỡng 1025 điểm.

MBS thống kê trên thị trường, dòng tiền đầu tư vẫn ở mức thấp với chỉ 1/19 nhóm ngành tăng điểm. Mặc dù vậy, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường tiếp tục ở trong trạng thái tiêu cực với thanh khoản vẫn ở mức cao.

“Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index có thể giảm tiếp về quanh ngưỡng 1005 điểm trong phiên cuối cùng của tuần giao dịch”, BSC dự báo.

Công ty chứng khoán MBS bình luận, 1 phiên giảm sâu là kịch bản không khó đoán khi tâm lý lo lắng về covid-19 đang bao trùm, mức giảm phiên 28/1 mạnh nhất từ trước tới nay.

Về dao động, thị trường trong nước đang biến động mạnh hơn so với thị trường quốc tế, tuần trước chỉ số VN-Index đứng đầu toàn cầu về mức sụt giảm theo tuần thì hôm qua là phiên giảm mạnh nhất theo ngày.

Về kỹ thuật, phiên giảm mạnh hôm qua như cú “đạp bồi” xác nhận thị trường rơi ra khỏi vùng tích lũy trong hơn 1 tuần vừa qua. Tuy vậy, khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới, nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền “thờ ơ” thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.

Nhận định với báo chí về xu hướng, đại diện Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho rằng trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán có thể vẫn còn chịu áp lực giảm điểm, bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động giao thương, sản xuất kinh doanh và tâm lý thận trọng vì thế vẫn còn.

Tuy nhiên, các yếu tố nền tảng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đã khác so với giai đoạn dịch mới bắt đầu bùng phát cuối quý I/2020.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.