Vinatex: Dệt may còn khó khăn đến năm 2024

(CL&CS) - Lãnh đạo Vinatex nhận định, khó khăn của ngành dệt may sẽ còn kéo dài đến năm 2024, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Lãnh đạo Vinatex nhận định, khó khăn sẽ còn kéo dài đến năm 2024, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm. (Ảnh: minh họa)

Lãnh đạo Vinatex nhận định, khó khăn sẽ còn kéo dài đến năm 2024, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm. (Ảnh: minh họa)

Tại Hội nghị thảo luận phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2024, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) cho biết, kết quả kinh doanh không thuận lợi bởi tổng cầu hàng dệt may thế giới giảm, hết 9 tháng 2023, doanh thu của tập đoàn đạt 71% và lợi nhuận mới đạt 40% kế hoạch.

Dự liệu thị trường khó, năm 2023, Vinatex lên kế hoạch kinh doanh thận trọng với lợi nhuận trước thuế giảm khoảng 50% so với năm trước, tương ứng 610 tỷ đồng và doanh thu hợp nhất giảm 11% còn 17.500 tỷ đồng.

Với dự ước của lãnh đạo Vinatex nêu trên, tập đoàn có thể đạt doanh thu hơn 12,400 tỷ đồng và lãi trước thuế hơn 240 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023.

Bức tranh xuất khẩu chung của toàn ngành dệt may 9 tháng 2023 cũng không mấy khả quan. Theo số liệu của Bộ Công thương cho thấy xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 25,5 tỷ USD, giảm 12,1%; xơ sợi gần 3,3 tỷ USD, giảm 13,1%; xuất khẩu vải các loại 500 triệu USD, giảm 26,1% so với cùng kỳ.

Trong các nước xuất khẩu lớn, chỉ có Bangladesh tăng trưởng dương, Việt Nam và Trung Quốc đều tăng trưởng âm.

Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, ông Cao Hữu Hiếu, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Vinatex cho rằng khó khăn với ngành dệt may Việt Nam có thể kéo dài đến năm 2024 khi còn những yếu tố bất lợi như suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng địa chính trị lan rộng, hành vi người tiêu dùng thay đổi, cạnh tranh về giá từ quốc gia đối thủ…

Tình hình này đẩy doanh nghiệp rơi vào thế khó cả về thị trường, tài chính, phương thức sản xuất kinh doanh… Đơn hàng giảm số lượng, nhỏ lẻ, yêu cầu cao​, kế hoạch đơn hàng ngắn hạn​, giãn thời gian giao hàng, ảnh hưởng nặng nề đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023.

Về thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam, ông Cao Hữu Hiếu cho biết, trong tháng 8/2023 đạt đỉnh 4,06 tỷ USD, đến tháng 9 tuy có giảm nhưng xuất sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt 2% và 11% so với cùng kỳ; ngành khăn-gia dụng tiếp tục duy trì được lợi thế về giá nguyên liệu và thị trường đầu ra; ngành dệt-nhuộm không có nhiều thay đổi so với 9 tháng đầu năm; ngành may đa số các đơn vị non tải trong quý 4/2023 nhưng có dấu hiệu khách hàng tăng cường trao đổi. ​

Còn với ngành sợi, giá bông đưa vào sản xuất quý 3 và 4/2023 hiện đã tiệm cận giá thị trường và ở mức thấp hơn so với 6 tháng đầu năm giúp ngành sợi có hiệu quả hơn.

Lãnh đạo Vinatex nhận định, khó khăn sẽ còn kéo dài đến năm 2024, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm.

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex, tổng cầu hàng dệt may 2024 dự kiến cải thiện hơn so với năm 2023, nhưng vẫn thấp hơn 5-7% so với năm 2022.

Chủ tịch Vinatex cũng đưa ra 3 kịch bản dự báo kim ngạch xuất khẩu, kịch bản ngành sợi, may và đề nghị đơn vị xác định hướng xây dựng kế hoạch năm 2024 với ngành may tăng trưởng doanh thu từ 3 đến 5%, lợi nhuận từ 85-100% so với năm 2023, ngành sợi xây dựng tăng 10% so với năm 2023 do tỷ lệ huy động thiết bị tăng lên trên nền giá bông dự báo từ 2,5 - 2,6 USD/kg.

Do vậy, các doanh nghiệp phải thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, đồng thời tìm cơ hội từ thị trường Mỹ, đổi mới phương thức quản trị; nâng cao năng suất, trình độ, kỷ luật lao động; mạnh dạn chuyển đổi và sản xuất những mặt hàng mới, nâng cao năng suất lao động, linh hoạt bố trí sản xuất, cơ cấu lại hệ thống sản xuất, hạn chế mở rộng để tái cấu trúc sản xuất; ngành sợi dự báo tần suất cao hơn cho đơn vị, hợp lực tài chính, cải thiện chất lượng liên tục, phấn đấu tạo ra những sản phẩm khác biệt… Trong quá trình thực hiện, Tập đoàn sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.