Việt Nam xuất siêu sang thị trường CPTPP
(CL&CS) - 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tăng trưởng mạnh, riêng thị trường Nhật Bản tăng chậm và giảm ở thị trường Brunei.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 0,51% so với tháng 6/2021 và tăng 22,16% so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 59,08 triệu USD sang thị trường CPTPP, tăng 60,52% so với tháng 6/2021 và giảm 22,58% so với tháng 7/2020.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường này, giảm 75,94% so với mức xuất siêu của 7 tháng năm 2020. 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 8/10 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh, riêng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng chậm và giảm xuất khẩu sang thị trường Brunei.
Xuất khẩu một số mặt hàng như máy móc, thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện… của Việt Nam sang thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh so với tháng trước, tuy nhiên, xuất khẩu một số mặt hàng như dệt may, máy vi tính và linh kiện, giày dép… lại giảm.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,92 tỷ USD, tăng 0,23% so với tháng 6/2021 và tăng 22,70% so với tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 13,86% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 14,71% của 7 tháng năm 2020.
CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được 11 quốc gia ký kết vào năm 2018 bao gồm Việt Nam, Singapore, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Peru, Mexico, Chile. Hiệp định CPTPP hiện đang bao phủ thị trường 495 triệu dân và đóng góp 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD. CPTPP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do hấp dẫn. Gần đây, Vương quốc Anh và Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định này.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
7 công cụ kiểm soát chất lượng giúp nâng cao năng suất doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 18:41
(CL&CS) - Với việc thực hành các công cụ này, doanh nghiệp sẽ chủ động, hiệu quả hơn trong nhận diện các vấn đề của mình (ví dụ: các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình; nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm; cơ hội cải tiến..,), xác định được đâu là nguyên nhân gốc của vấn đề, định ra được thứ tự ưu tiên cần giải quyết để đạt hiệu quả cao trong sử dụng các nguồn lực, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề.
Với chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp tự tin phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 18:39
(CL&CS)- ISO 9001 giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng, có thể tích hợp dễ dàng các hệ thống quản lý khác nhằm mục đích nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Thanh Hóa: Truy xuất nguồn gốc hàng hoá để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng
sự kiện🞄Thứ ba, 11/02/2025, 10:34
(CL&CS)- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin từ nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.