Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 23/08/2024, 15:54 PM

Việt Nam sẽ nới lỏng quy định dạy thêm cho giáo viên?

Thông tư mới đưa ra những quy định chặt chẽ về dạy thêm, học thêm để bảo đảm quyền lợi của học sinh và chất lượng giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, xin ý kiến góp ý từ 22/8 đến 22/10. Khi chính thức ban hành, Thông tư mới này sẽ thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). 

Dạy học thêm trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc

Theo dự thảo, việc dạy thêm, học thêm chỉ được thực hiện khi học sinh tự nguyện tham gia và có nhu cầu học thêm, đồng thời phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Bất kỳ hình thức ép buộc học sinh tham gia dạy thêm đều bị cấm. Nội dung của các lớp dạy thêm phải nhằm củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách cho học sinh, đồng thời phải tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các giá trị văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, địa vị xã hội, cũng như thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Thời gian và địa điểm tổ chức dạy thêm phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đồng thời đảm bảo sức khỏe và an toàn cho các em. Các lớp dạy thêm cũng phải tuân thủ quy định về an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực tổ chức. Đặc biệt, không được cắt giảm nội dung chương trình chính khóa của nhà trường để đưa vào dạy thêm, và không dạy trước nội dung chương trình môn học so với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Ngoài ra, các ví dụ, câu hỏi và bài tập từ dạy thêm không được sử dụng trong kiểm tra và đánh giá học sinh.

Theo dự thảo, việc dạy thêm, học thêm chỉ được thực hiện khi học sinh tự nguyện tham gia và có nhu cầu học thêm, đồng thời phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ (Hình minh họa/ Ngọc Long)

Theo dự thảo, việc dạy thêm, học thêm chỉ được thực hiện khi học sinh tự nguyện tham gia và có nhu cầu học thêm, đồng thời phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ (Hình minh họa/ Ngọc Long)

Ngoài những quy định này, các trường học đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sẽ không được tổ chức thêm các lớp dạy thêm trong khuôn viên trường. Thông tư mới này nhằm tạo điều kiện cho học sinh học tập một cách tự nguyện, chất lượng và công bằng hơn.

Thời lượng dạy học thêm phải được giới hạn chặt chẽ

Dự thảo mới đưa ra các quy định chặt chẽ về dạy thêm trong nhà trường nhằm đảm bảo sự minh bạch và hợp lý. Theo đó, tổ chuyên môn sẽ họp để đề xuất với người đứng đầu trường học về việc tổ chức dạy thêm cho các môn học do tổ chuyên môn đảm nhận. Tổng thời lượng dạy học chính và dạy thêm không được vượt quá 35 tiết mỗi tuần đối với cấp tiểu học, 42 tiết đối với cấp trung học cơ sở, và 48 tiết đối với cấp trung học phổ thông.

Nhà trường sẽ công khai thông tin về các lớp dạy thêm, bao gồm mục tiêu, nội dung, thời lượng, mức thu học phí và danh sách giáo viên theo môn học để học sinh có thể tự nguyện đăng ký. Đối với các cơ sở tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường, họ phải đăng ký kinh doanh hợp pháp và công khai thông tin liên quan đến môn học, thời gian, địa điểm, và mức thu học phí trước khi mở lớp.

Giáo viên, bao gồm cả phó hiệu trưởng hoặc cấp phó của người đứng đầu, nếu tham gia dạy thêm bên ngoài, phải báo cáo cho hiệu trưởng về môn học, thời gian, địa điểm và cam kết hoàn thành nhiệm vụ chính trong trường mà không vi phạm quy định. Đặc biệt, giáo viên được phép dạy thêm cho học sinh của lớp mình đang dạy chính khóa, với điều kiện phải báo cáo và lập danh sách học sinh gửi hiệu trưởng, đồng thời cam kết không ép buộc học sinh tham gia.

Giáo viên được phép dạy thêm cho học sinh của lớp mình đang dạy chính khóa, với điều kiện phải báo cáo và lập danh sách học sinh gửi hiệu trưởng, đồng thời cam kết không ép buộc học sinh tham gia (Hình minh họa)

Giáo viên được phép dạy thêm cho học sinh của lớp mình đang dạy chính khóa, với điều kiện phải báo cáo và lập danh sách học sinh gửi hiệu trưởng, đồng thời cam kết không ép buộc học sinh tham gia (Hình minh họa)

Hiệu trưởng muốn dạy thêm ngoài trường cũng cần báo cáo và được sự đồng ý của trưởng phòng GD&ĐT đối với cấp trung học cơ sở hoặc giám đốc sở GD&ĐT đối với cấp trung học phổ thông.

Trước đây, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã quy định rõ những trường hợp không được tổ chức dạy thêm, như không dạy thêm đối với học sinh đã học 2 buổi/ngày hoặc học sinh tiểu học trừ khi là các khóa bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao hoặc kỹ năng sống. Các cơ sở giáo dục đại học và nghề không được tổ chức dạy thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. Đối với giáo viên từ quỹ lương công lập, họ không được tổ chức dạy thêm ngoài trường nếu chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý.

Manh Lan

Bình luận

Nổi bật

Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 08:11

(CL&CS) - Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê, tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 28% so với cùng kỳ).

Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại Festival 'Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa'

Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại Festival 'Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa'

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 08:10

(CL&CS) - Sự kiện Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” với chủ đề: “Sa Pa - Thổ cẩm miền sương mây” sẽ được tổ chức tại Sa Pa (Lào Cai) từ ngày 8-10/11. Đây là sản phẩm du lịch mang thương hiệu của tỉnh Lào Cai, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong đó phát triển các sản phẩm thổ cẩm để đáp ứng nhu cầu du khách.

Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ

Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ

sự kiện🞄Thứ sáu, 08/11/2024, 08:10

(CL&CS) - Giữa phố cổ Hà Nội sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung - cửa hiệu bút lông thủ công cuối cùng lặng lẽ gìn giữ một nghề truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là địa điểm sản xuất bút lông thủ công truyền thống mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp của người Hà Nội xưa.