Thứ tư, 26/10/2022, 16:37 PM

Việt Nam đang ở vị thế bất lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu

(CL&CS) - Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, do trình độ công nghệ và chất lượng lao động hạn chế, Việt Nam có thể bị lún sâu vào “bẫy” gia công, lắp ráp và ở vị thế bất lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhìn lại việc thu hút FDI từ EU 10 năm qua, nghiên cứu của VEPR cho thấy vẫn còn hạn chế và

Nhìn lại việc thu hút FDI từ EU 10 năm qua, nghiên cứu của VEPR cho thấy vẫn còn hạn chế và "chưa xứng tầm". (Ảnh: minh họa)

Thu hút FDI chưa xứng tầm

Tại tọa đàm mới đây, VEPR cho rằng, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã lớn gấp nhiều lần, trong đó khu vực FDI góp phần ngày càng nhiều hơn về vốn đầu tư, về thu ngân sách nhà nước, về GDP và về xuất nhập khẩu.

FDI luôn được coi là một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực, đa dạng hóa xuất khẩu, tạo ra một lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ, từ đó cải thiện được nguồn thu của Nhà nước và cán cân thanh toán.   

Tuy nhiên, nhìn lại việc thu hút FDI từ EU 10 năm qua, nghiên cứu của VEPR cho thấy vẫn còn hạn chế và "chưa xứng tầm".

Một trong số đó phải kể đến việc chưa có nhiều dự án FDI vào vào một số ngành, lĩnh vực chất lượng cao như công nghệ cao, công nghệ sạch, nông nghiệp (nhất là lĩnh vực có giá trị gia tăng và xuất khẩu cao), dịch vụ có hàm lượng tri thức cao, dịch vụ khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, kết cấu hạ tầng.

Nói riêng về thu hút FDI từ EU vào Việt Nam, số lượng các đối tác thuộc EU tham gia đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hà Lan là đối tác lớn nhất, đóng góp gần 50% tổng số vốn FDI của toàn khối tại Việt Nam; Pháp, Luxembourg, Đức, Đan Mạch và Bỉ đóng góp gần 42%.  

Tính toán theo số liệu thống kê của Eurostat và Tổng cục thống kê, tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam thể hiện ở những khía cạnh như số lượng, giá trị của các dự án vào Việt Nam có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, dao động 2-5% trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU.

Bên cạnh đó, đa số các dự án có giá trị trung bình nhỏ, lĩnh vực đầu tư cũng tương đối khác so với xu hướng đầu tư chung của EU vào các nước ASEAN... Mặt khác, quá trình chuyển đổi số có thể thu hẹp dòng vốn FDI của EU đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có giá trị cao do sự thay đổi trong mục tiêu đầu tư.

“Bẫy” gia công giá rẻ

Về lo ngại có thể lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp, TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Nước ta có thể bị lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp và ở vị thế bất lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu do trình độ công nghệ còn thấp, chất lượng lao động chưa cao. Đồng thời, do quy định môi trường chưa chặt chẽ, năng lực quản lý và giám sát ảnh hưởng môi trường của dự án...". 

Quá trình chuyển đổi số cũng có thể thu hẹp dòng đầu tư của EU vào Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực có giá trị cao do sự thay đổi trong mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp đa quốc gia. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm lao động giá rẻ hay nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng trong bối cảnh cách mạng 4.0, mục tiêu của họ là tìm kiếm kiến thức và công nghệ.

Nhưng đây không phải là lợi thế của Việt Nam do nước ta còn nhiều hạn chế về nguồn lao động có kỹ năng, năng lực công nghệ, tài chính, đồng thời chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ các ngành công nghệ cao còn kém phát triển.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư EU như chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu, chất lượng nguồn nhân lực dù được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.

Một thách thức khác với Việt Nam, theo vị chuyên gia này, tới từ tâm lý kinh doanh của các nhà đầu tư toàn cầu nói chung và các nhà đầu tư từ EU suy yếu trước những rủi ro bất định trên toàn cầu. Do đó, để tận dụng triệt để cơ hội EVFTA mang lại, việc tăng cường nhận thức, tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tác động của EVFTA đối với FDI là vô cùng quan trọng.

“Điều này giúp Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có hiểu biết cặn kẽ về các tác động của EVFTA, từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng về chính sách, chiến lược, điều chỉnh hoạt động…", VEPR nhấn mạnh.

Đồng thời đặt ra các giải pháp cải cách như: Bảo đảm quyền tài sản; cải cách về điều kiện kinh doanh, sửa đổi các quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, tài nguyên và môi trường; và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định, chính sách. Trong đó, chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách thị trường tài chính để thu hút nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả cả vốn trong nước và vốn nước ngoài.

Với Chính phủ, các chuyên gia khuyến nghị cần hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn và tạo thuận lợi đầu tư để làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng thu hút các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng: Tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Vừa qua, Trung tâm Ứng dụng KHCN tỉnh Lâm Đồng (đơn vị trực thuộc Sở KHCN) đã ghi dấu ấn 20 năm khẳng định là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển KHCN và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Ngành khoa học và công nghệ sẽ có nhiều cống hiến để hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:19

(CL&CS) - Những nghiên cứu khoa học, công nghệ trên nhiều lĩnh vực đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần hiện thực hóa khát vọng Quảng Nam trong thời kỳ mới.

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

sự kiện🞄Chủ nhật, 19/05/2024, 14:18

(CL&CS) - Đây là một trong những hoạt động của Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng Thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, và là hoạt động ý nghĩa của Phụ nữ Thủ đô hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.