Thứ sáu, 23/02/2024, 10:22 AM

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn các dự án chất lượng cao

(CL&CS) - Tháng đầu tiên của năm 2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh. Chất lượng vốn ngày càng cải thiện, nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục có kế hoạch đầu tư dài hạn vào Việt Nam.

Vốn FDI tăng mạnh, chất lượng dự án nâng cao

Tháng 1/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó vốn đầu tư đăng ký mới tăng mạnh. Đã có 190 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ. Số dự án tăng, đặc biệt là dự án quy mô lớn (hơn 600 triệu USD) là một trong những nhân tố chính thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Đồng thời, vốn giải ngân cũng rất khả quan, đạt mức 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước diễn biến của xu hướng đầu tư, theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn và an toàn nên đang có làn sóng đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn thuộc lĩnh vực công nghệ, điện tử. Đáng chú ý, chất lượng dự án đầu tư có sự cải thiện đáng kể. Phần lớn các dự án tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 64,2%). Trong đó có nhiều dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực điện tử, sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp phụ trợ, ứng dụng công nghệ tiên tiến… Đây là một điểm rất tích cực, cho thấy môi trường đầu tư Việt Nam vẫn thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần đây, nhiều DN ngành bán dẫn, công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo… đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật là: Nvidia (Hoa Kỳ) cam kết đưa Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Tập đoàn. Hana Micron (Hàn Quốc) khánh thành giai đoạn 2 và nâng tổng mức đầu tư tại Việt Nam lên 1 tỷ USD. LG Innotech (Hải Phòng) đã đầu tư mở rộng dự án thêm 1 tỷ USD trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử. Đây hứa hẹn sẽ là những dự án thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đang có làn sóng đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn thuộc lĩnh vực công nghệ, điện tử. Ảnh minh họa: TL

Đang có làn sóng đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn thuộc lĩnh vực công nghệ, điện tử. Ảnh minh họa: TL

Đẩy nhanh phát triển hạ tầng để thu hút tối đa dòng vốn FDI chất lượng cao

Đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam, ông Takeo Nakajima, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam cho biết, môi trường kinh doanh của Việt Nam có nhiều kỳ vọng hứa hẹn về tiềm năng tăng trưởng. Việt Nam vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn, có nhiều tiềm năng với các công ty mẹ của Nhật Bản. Kết quả khảo sát của JETRO về môi trường kinh doanh vừa được công bố vào tháng 1/2024 cũng cho thấy, trong 1 - 2 năm tới, tỷ lệ DN Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là 56,7%. Đây là những “cửa sáng” quan trọng cho triển vọng thu hút FDI năm 2024.

Cùng với đó, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá, trong quý 4/2023, vị thế điểm nóng đầu tư của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Con số 62% DN được khảo sát đã xếp hạng Việt Nam là 1 trong số 10 điểm đến đầu tư hàng đầu toàn cầu. Triển vọng cho quý 1/2024 cũng rất tích cực với 29% DN đánh giá triển vọng của họ là “xuất sắc” hoặc “tốt”. “Niềm tin của cộng đồng DN nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng tăng, dữ liệu mới của năm 2023 củng cố thêm thông tin này. Năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Đây là minh chứng rõ ràng cho niềm tin ngày càng tăng vào nền kinh tế Việt Nam”, Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit khẳng định.

Tuy nhiên trong bối cảnh mới, các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần đẩy nhanh phát triển hạ tầng để thu hút tối đa dòng vốn FDI chất lượng cao. Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư công nghệ cao, cải thiện hơn nữa thủ tục hành chính, bởi đây là những yếu tố mà giới chuyên môn cho rằng, sẽ giúp cải thiện chất lượng vốn FDI vào Việt Nam. Đặc biệt năm 2024, khi thuế tối thiểu toàn cầu chính thức có hiệu lực, các ưu đãi thuế không còn là công cụ hàng đầu để thu hút vốn FDI. Do đó, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và các chính sách hỗ trợ tổng thể.

Để tăng cường thu hút FDI, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tham mưu, xây dựng các kế hoạch, giải pháp mang tính đột phá để thu hút FDI đạt được hiệu quả, bền vững, trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, thúc đẩy đà phục hồi và phát triển trong tình hình mới; phát huy ngoại lực, tinh thần sáng tạo, cộng hưởng sức mạnh, trí tuệ để chủ động thích ứng, kịp thời nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư tiềm năng, an toàn và hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Đường vành đai 1.500 tỷ đồng chính thức 'cán đích' sau 6 năm ròng rã 'vượt khó'

Đường vành đai 1.500 tỷ đồng chính thức 'cán đích' sau 6 năm ròng rã 'vượt khó'

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:05

Tuyến đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng dài gần 20km vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc trong 6 năm nay đến ngày thông xe chính thức.

Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL

Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:04

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã có chỉ đạo "gỡ khó", tìm nguồn cát cho dự án cao tốc 44.700 tỷ nối siêu cảng 50.000 tỷ "án ngữ" tại cửa ngỡ Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Không phải Nhật Bản, đây chính là diện mạo của depot Long Bình - 'khối óc' của tuyến Metro số 1 TP. HCM

Không phải Nhật Bản, đây chính là diện mạo của depot Long Bình - 'khối óc' của tuyến Metro số 1 TP. HCM

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 19:49

Những hình ảnh của Depot Long Bình cho thấy sự thay đổi của hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng của TP. HCM khi tuyến Metro số 1 được đưa vào vận hành.