Thứ ba, 30/01/2024, 11:17 AM

Chỉ trong một tháng đầu năm 2024, vốn FDI 'đổ' vào thị trường bất động sản Việt lên tới 1,2 tỷ USD

Khi nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, quốc gia mới nổi như Việt Nam dễ trở thành thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Chỉ trong tháng 1/2024, đã có lượng vốn FDI “khủng” rót vào ngành bất động sản.

Các dự án hút FDI "siêu khủng" cho Việt Nam đầu năm 2024

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/1, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2,36 tỷ USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ.

Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần giảm thì vốn đầu tư đăng ký mới vẫn tăng mạnh. Cụ thể, có 190 dự án mới được cấp phép với số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD, tăng 24% về số dự án và tăng 67% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Đối với hình thức góp vốn, cả nước có 174 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 116 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 22 triệu USD, chiếm 19% giá trị góp vốn. Như vậy, trong tháng đầu tiên của năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD, gấp đôi tháng 1/2023.

Cụ thể, trong tháng 1/2024, nhà đầu tư KP Aero Industries CO. LTD (Hàn Quốc) đã chi 20 triệu USD để xây nhà máy linh kiện máy bay Boeing 787 tại Đà Nẵng.

Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc) “bắt tay” cùng doanh nghiệp Việt làm 2 dự án giao thông 85.000 tỷ tại Hà Nội.

Cũng trong tháng này, lễ công bố thương vụ M&A thành công trị giá hơn 9.000 tỷ đồng (381,4 triệu USD) đã diễn ra giữa Thomson Medical Group (Singapore) và Bệnh viện FV được xem là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.

Ngoài các dự án đã “hút vốn” thành công, còn rất nhiều dự án đang được các “đại bàng ngoại quốc” thai nghén như:

Theo trang South China Morning Post (SCMP), Goertek cho biết công ty sẽ đầu tư tới 280 triệu USD (khoảng 6.800 tỷ đồng) để thành lập một công ty con tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu “mở rộng kinh doanh và hoạt động lâu dài” tại quốc gia này.

Dẫn tin từ Nikkei Asia, "ông lớn" công nghệ Apple sẽ chuyển bộ phận R&D sản phẩm iPad sang Việt Nam trong năm 2024. Phía Apple làm việc với BYD (Trung Quốc) - đối tác lắp ráp IPad chính, để chuyển nguồn lực NPI (New Product Introduction) sang Việt Nam.

Ngoài Apple, thời gian qua, nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực chip bán dẫn cũng xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam. Samsung đặt trung tâm R&D với giá trị đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD tại Việt Nam.

FDI

Ảnh minh họa

Trong tương lai, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển, cơ hội hút vốn FDI cao

Theo thông tin từ báo Đầu tư, ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital cho biết: “Trong năm 2023, vốn FDI đăng ký của Việt Nam đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2022, đạt mức 36,6 tỷ USD. Trong đó tiêu biểu là các dự án như LG Innotek đầu tư nhà máy 1,5 tỷ USD ở Hải Phòng, JinKo Solar đầu tư nhà máy pin quang điện 1,5 tỷ USD, hay ECOVANCE đầu tư nhà máy vật liệu hữu cơ công nghệ cao 500 triệu USD. Các dự án FDI đăng ký năm 2023 có thể sẽ được giải ngân vào năm 2024. Do đó, chúng tôi tin rằng triển vọng Việt Nam thu hút FDI năm 2024 sẽ tiếp tục rất khả quan”.

Dẫn tin từ Tạp chí Tri thức, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết Việt Nam đã và đang lọt vào tầm ngắm của lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Theo bà, khi bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một thị trường chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Vị chuyên gia tại Cushman & Wakefield cho rằng đây vẫn là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp ngoại tăng cường các hoạt động thâu tóm hoặc liên kết hợp tác, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.

"Một lượng vốn lớn đến từ nhà đầu tư nước ngoài sẽ hoàn tất, đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026. Bởi nhiều giao dịch đã, đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực", bà Trang dự báo.

Phương Uyên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.