Chủ nhật, 13/12/2020, 09:00 AM

Việt Nam - Hàn Quốc hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương 100 tỷ USD

(CL&CS) - Việt Nam và Hàn Quốc tiến tới ký kết kế hoạch hành động triển khai mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2023.

Theo Bộ Công thương thì tại kỳ họp lần thứ 10 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Hàn Quốc về hợp tác năng lượng, công nghiệp và thương mại và Kỳ họp lần thứ 4 Uỷ ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)  được diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yunmo đã trao đổi các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đảm bảo duy trì, không gián đoạn và thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế của cả hai nước.

Hai Bộ trưởng đã thống nhất thông qua và tiến tới ký kết Kế hoạch hành động triển khai mục tiêu kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2023.

Ký kết Hàn Quốc 3

Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh: Bộ Công thương.

Bản kế hoạch hành động nói trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, vạch ra các hoạt động chi tiết và lộ trình thực hiện cụ thể cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng trong các năm tiếp theo dựa trên 4 định hướng chính. Bao gồm, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.

Hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc; Hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng tiềm năng như dệt may, giầy dép, đồ gỗ, nông thủy sản và thực phẩm chế biến.

Tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật từ Hàn Quốc để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp ô tô, dệt may, hóa chất, cơ khí - chế tạo và linh kiện của Việt Nam, từ đó tạo năng lực cạnh tranh thúc đẩy xuất khẩu trở lại Hàn Quốc và xuất khẩu sang các nước khác.

Trong lĩnh vực công nghiệp, hai bên đã thảo luận, thống nhất các hoạt động thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường kết nối đầu tư, giao thương đặc biệt trong lĩnh vực ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tạo cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như toàn cầu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tận dụng hiệu quả lợi ích của các FTA mà Việt Nam và Hàn Quốc tham gia ký kết.

Trong lĩnh vực năng lượng, các nội dung hợp tác thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc trong các lĩnh vực phát triển các nhà máy điện LNG và năng lượng tái tạo, cũng như các hoạt động hợp tác nâng cao hiệu quả, an toàn năng lượng và hợp tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc phát triển ngành năng lượng Việt Nam cũng được hai Bộ trưởng thảo luận và thống nhất tại Kỳ họp.

Trong lĩnh vực thương mại, Bộ trưởng Việt Nam - Hàn Quốc đã thảo luận giải pháp giúp mở rộng quy mô thương mại song phương cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai nước như thúc đẩy mở cửa thị trường cho các loại nông sản, giải quyết các vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu giữa hai Bên, hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ và chống hàng giả, phát triển hạ tầng logisitics và phân phối.…

Đặc biệt, hai bên đã ký Thư trao đổi về việc triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, tiến tới sớm ban hành các hướng dẫn giúp các doanh nghiệp hai Bên tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao nhập khẩu từ Hàn Quốc, phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam đi các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Tại kỳ họp lần thứ 4 của UBTT VKFTA, hai Bộ trưởng trao đổi các nội dung hợp tác trong lĩnh vực như hải quan và xuất xứ hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật thương mại, phòng vệ thương mại, hợp tác kinh tế, dịch vụ, đầu tư... nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thực thi và tận dụng tối đa những lợi ích mà Hiệp định VKFTA mang lại. Một trong những nội dung nổi bật tại Kỳ họp lần này là việc hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm sớm hoàn thành việc xây dựng Hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (WG-EODES) trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA với mục tiêu giảm thời gian, chi phí thông quan cho hàng hoá.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.

Thúc đẩy xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP

Thúc đẩy xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS)- Ngày 24/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP