Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 10/05/2024, 17:53 PM

Vị vua Việt duy nhất thiệt mạng do tai nạn máy bay, lên ngôi năm 7 tuổi, qua đời 42 năm thi hài mới được đưa về nước

Ông nắm quyền từ năm 1907-1916, trước khi bị giặc Pháp đày sang châu Phi do có ý định khởi nghĩa, chống đối chính quyền đô hộ.

Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San, sinh ngày 26/8 năm Canh Tý (1900), là con của vua Thành Thái với Tài nhân Nguyễn Thị Định.

Năm 1907, hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, 7 tuổi (sử sách thường ghi là 8 tuổi do triều đình xin tăng) chính thức lên làm vua. Cuốn "Chuyện những ông hoàng triều Nguyễn" ghi chép, khi đó áo quần chưa kịp may, Vĩnh San phải quàng chiếc áo long bào của Thành Thái có đủ cân đai nặng đến 5kg. Mặc áo vào, nhà vua đi không nổi phải ngồi một chỗ.

Vua Duy Tân lúc mới lên ngôi. Ảnh tư liệu

Vua Duy Tân lúc mới lên ngôi. Ảnh tư liệu

Được chọn vì tuổi nhỏ, trông có vẻ ngờ nghệch, ốm yếu, nhưng ngay sau lễ tôn vương một ngày, Vĩnh San tỏ thái độ khác hẳn. Ông không hề tỏ ra sợ Tây, nói năng đúng khẩu khí vương quyền. Tiếp Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, ông vua nhỏ nói thẳng bằng tiếng Pháp. Khi chọn niên hiệu, Vĩnh San lấy chữ "Duy Tân", có nghĩa là thuật cải cách hoặc nhà vua canh tân (đổi mới).

Vua được chọn vì tuổi nhỏ, trông có vẻ ngờ nghệch, ốm yếu. Ảnh: P. Dieulefils

Vua được chọn vì tuổi nhỏ, trông có vẻ ngờ nghệch, ốm yếu. Ảnh: P. Dieulefils

Dù ở ngôi vua, Duy Tân vẫn miệt mài học tập để am hiểu nhiều lĩnh vực như tiếng Pháp, triết học, chính trị học, luật lệ, triều chính... Ông sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như đàn nguyệt, đàn tranh và tiếp thu kiến thức văn hóa, thành tựu của phương Tây. Giáo sư Ébérhard dạy ông Pháp văn, Triết, Chính trị học thường nói với các viên chức quanh mình: "Vị thiếu đế này sẽ là nhân vật không tầm thường".

Càng lớn, vua Duy Tân càng có những lời nói và cử chỉ tỏ rõ ý chí chống Pháp. Đỉnh điểm vào năm 15 tuổi, vua liên lạc với tổ chức Việt Nam Quang phục Hội của nhà yêu nước Phan Bội Châu, tính lợi dụng tình hình châu Âu và Pháp đang trải qua Thế chiến thứ Nhất để thừa cơ khởi nghĩa, đánh đuổi thực dân. Dự định bại lộ, vua Duy Tân bị bắt và đày sang châu Phi cùng vua cha Thành Thái, mẹ, vợ và em gái là công chúa Lương Nhàn.

Do không hợp khí hậu trên đảo, vợ vua là hoàng phi Mai Thị Vàng bị sẩy thai và sau đó không sinh con được nữa. Vua Duy Tân khuyên bà trở về quê hương để giữ gìn sức khỏe. Năm 1921, bà Mai Thị Vàng về Việt Nam, sống một mình đến cuối đời.

Sáu năm sau, vua Duy Tân cưới thiếu nữ Fernande Antier, con gái một gia đình gốc Pháp và sinh được hoàng nữ là Rita Suzy Georges Vĩnh San và ba hoàng tử là Guy Georges Vĩnh San, Yves Claude Vĩnh San và Joseph Roger Vĩnh San.

Tại chốn lưu đài, ông từ chối biệt thự sang trọng và cùng gia đình sống trong một căn nhà thuê tại thành phố Sain-Denis. Ông đăng ký học ngành kỹ thuật vô tuyến điện và mở cửa tiệm radio để buôn bán, sửa chữa máy móc.

Cùng thời gian đó, ông thi tú tài và học thêm ngoại ngữ, luật học. Đến Thế chiến thứ Hai, kiến thức về vô tuyến điện đã giúp ích cho vua Duy Tân trong quá trình chống phát xít Đức. Ông thu thập tin tức nước ngoài để chuyển về cho lực lượng kháng chiến.

Vua Duy Tân trong những năm 1930. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng

Vua Duy Tân trong những năm 1930. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng

Năm 1945, khi Việt Nam hoàn toàn độc lập, vua Duy Tân vẫn ở châu Phi và bất ngờ tử nạn trong vụ rơi máy bay tại Cộng hòa Trung Phi (ngày 26/12/1945). Đến 1987, tức là 42 năm sau, thi hài ông mới được đưa về Việt Nam rồi an táng tại Lăng Dục Đức, bên cạnh lăng mộ vua Thành Thái. Ông không có miếu hiệu.

Cùng với vua Hàm Nghi và Thành Thái, vua Duy Tân được người đương thời và các sử gia ngày ấy tôn vinh là ba vị vua yêu nước. Song, với vua Hàm Nghi và Thành Thái đều không còn những hoạt động nào kể từ khi bị lưu đày, còn vua Duy Tân lại khác. Trong suốt thời gian bị lưu đày trên đất khách quê người, ông vẫn canh cánh một lòng vì đất nước.

Vào tháng 3/1920, Hội nghị Hòa bình các quốc gia châu Âu diễn ra tại Versaille, cựu hoàng đế Duy Tân đã gửi một lá thư đến báo "Humanité" đòi Việt Nam phải được trở thành một quốc gia độc lập và trung lập như mọi quốc gia châu Âu khác! Dĩ nhiên những đòi hỏi này không được thực dân Pháp quan tâm đến.

Tham khảo: 

- Vị vua nào nước ta qua đời do tai nạn máy bay? - Báo Vietnamnet

- Ông vua sinh năm Canh Tý lên ngôi lúc 7 tuổi - Báo VnExpress

- Duy Tân: Vị vua yêu nước, bất khuất và cô đơn - Báo Sài Gòn Giải Phóng

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

4 loại thực phẩm là ‘thuốc độc’ với gan thận, giảm tuổi thọ nhưng nhiều người cứ vô tư tiêu thụ

4 loại thực phẩm là ‘thuốc độc’ với gan thận, giảm tuổi thọ nhưng nhiều người cứ vô tư tiêu thụ

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 18:36

Đây là những loại thực phẩm hại gan, hại thận, chúng ta không nên tiêu thụ quá nhiều tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phát hiện nhiều loài mới tại đảo du lịch lọt top 10 hòn đảo đẹp nhất hành tinh của Việt Nam

Phát hiện nhiều loài mới tại đảo du lịch lọt top 10 hòn đảo đẹp nhất hành tinh của Việt Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 18:36

Khu vực này được đánh giá là nơi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Họp lớp sau 30 năm, tôi sốc nặng vì cậu bạn cá biệt năm nào nay thành công nhất lớp: Thì ra thứ này quyết định tương lai, không phải là lực học, bằng cấp

Họp lớp sau 30 năm, tôi sốc nặng vì cậu bạn cá biệt năm nào nay thành công nhất lớp: Thì ra thứ này quyết định tương lai, không phải là lực học, bằng cấp

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 16:58

Sau khi gặp lại bạn học cũ, người đàn ông U60 nhận ra nhiều bài học trong cuộc sống.