Dữ liệu cũ
Thứ hai, 21/09/2020, 09:53 AM

Vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện pháp lý về đánh thuế GTGT cho phân bón

(CL&CS) - Tháng 8/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét để tháo gỡ vướng mắc về thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) đối với ngành phân bón.

Đây được cho là tín hiệu vui đối với các doanh nghiệp trong ngành, cũng như người nông dân sau nhiều năm kiến nghị. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng vẫn cần thêm thời gian chờ đợi. Bởi, từ cuối năm 2014 đến nay, ngành phân bón đã trải qua những biến động lớn khi chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón thay đổi.

tac-dong-tieu-cuc-toi-doanh-nghiep
Sẽ đánh thuế GTGT đối với phân bón. Ảnh minh họa

Ngành phân bón Việt Nam là ngành đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách điều tiết, bình ổn thị trường, hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận nguồn phân bón.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trước sự cạnh tranh của phân bón ngoại nhập cũng đã được ban hành trong những năm gần đây.

Cụ thể, phân bón được chuyển từ diện chịu thuế GTGT 5% sang không chịu thuế GTGT theo Luật 71/2014/QH13 (Luật 71) tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Do việc thay đổi chính sách thuế này, các doanh nghiệp sản xuất nội địa không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, làm tăng giá thành sản xuất, từ đó đội giá sản phẩm phân phối ra thị trường và người nông dân chính là đối tượng chịu thiệt hại.

Một tính toán của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, khi phân bón chuyển sang diện không chịu thuế GTGT, giá thành phân đạm tăng 7,2% - 7,6%; phân DAP tăng 7,3% - 7,8 %, phân supe lân tăng 6,5% - 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2% - 6,1%... so với áp dụng thuế 5% như trước đây.

Bên cạnh đó, theo tính toán của Hiệp hội, tính từ năm 2015 đến 2019, thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí của 11 doanh nghiệp phân bón lớn là 3.646 tỷ đồng. 2 doanh nghiệp là công ty con của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là Công ty cổ phần DAP và Công ty cổ phần DAP số 2 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Đó là chưa kể phần thuế GTGT không được khấu trừ tính vào tổng mức đầu tư, tăng nguyên giá tài sản cố định.

Như vậy, lý do không áp thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón là nhằm giảm gánh nặng cho nông dân, nhưng kết quả thực tế đã cho thấy tác dụng trái ngược.

Trong những năm qua, việc đưa phân bón ra khỏi diện chịu thuế GTGT đã tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu xâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa nhờ nhiều lợi thế.

Theo số liệu thống kê, tháng 1/2015, ngay sau khi Luật 71 có hiệu lực thì sản lượng phân bón nhập khẩu tăng lên đột biến, urea nhập khẩu tăng 77%, DAP nhập khẩu tăng 8,5 lần so với tháng 1/2014. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hơn 4 triệu tấn phân bón, trị giá khoảng 1,3 tỷ USD.

Sau nhiều năm các doanh nghiệp phân bón kiến nghị sửa Luật, trong tháng 8/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét để tháo gỡ vướng mắc về thuế suất thuế giá trị gia tăng theo chỉ đạo tại Thông báo 80/TB- VPCP ngày 18/6/2020, trong đó cần nêu rõ sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, chưa rõ thời gian nào Bộ Tài chính sẽ hoàn tất và trình Chính phủ.

N.N (t/h)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.