Vaccine chống virus SARS CoV-2 của Trung Quốc phát triển đến đâu?
(CL&CS) - Vaccine có tên Ad5-nCoV đầu tiên trên thế giới được cấp bằng sáng chế dù chưa hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Vaccine do Công ty Dược phẩm Sinh học CanSino và quân đội Trung Quốc kết hợp phát triển.
Ad5-nCoV sử dụng cơ chế vector virus, tăng mãnh lực cho hệ miễn dịch trong cơ thể người. Khi Adenovirus (virus cảm lạnh thông thường đã suy yếu) được tiêm vào người, protein tăng đột biến sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Ad5-nCoV tăng cường mãnh lực cho hệ miễn dịch
Cơ chế biến đổi virus cảm lạnh thông thường đã được CanSino Biologics (Trung Quốc) nghiên cứu trong nhiều thập kỷ nhưng chưa sử dụng rộng rãi. Ad5-nCoV là chế phẩm sinh học đầu tiên trên thế giới được cấp bằng sáng chế, khẳng định vaccine có tính hiệu quả và an toàn cao.
Theo The Lancet trước đó, Ad5- cũng là loại vaccine chống virus SARS CoV-2 đầu tiên được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Nó đã chứng minh sự an toàn, dung nạp tốt và có thể tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại virus ở người. Thử nghiệm khẳng định một liều duy nhất vaccine Ad5-nCoV giúp tạo ra các kháng thể đặc hiệu với virus và tế bào T trong 14 ngày. Ad5-nCoV cũng là vaccine đầu tiên được thử nghiệm trên người.

Vaccine Ad5-nCoV chống COVID-19 lần đầu tiên được thử nghiệm trên người (Ảnh: Reuters)
Vaccine sử dụng Adenovirus vốn dễ lây nhiễm vào tế bào người nhưng không có khả năng gây bệnh, để cung cấp vật liệu di truyền mã hóa cho protein đột biến SARS CoV-2 tới các tế bào, chúng tạo ra protein tăng đột biến và di chuyển đến các hạch bạch huyết. Đây là nơi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể nhận protein tăng đột biến, được kích hoạt để chống lại virus SARS CoV-2.
Theo công bố, tác dụng phụ không được ghi nhận trong giai đoạn 2 khi Ad5-nCoV tạo ra các phản ứng miễn dịch đáng kể. Thử nghiệm giai đoạn 3 cho vaccine Ad5-nCoV đang được tiến hành ở Saudi Arabia và Nga.
Chế tạo được Ad5-nCoV nhờ cơ chế Ad5
Các virus Adenovirus loại 5 (Ad5) đã sửa đổi được sử dụng trong các loại vaccine do Tiến sĩ Frank Graham - nhà nghiên cứu người Canada, bào chế lần đầu tiên tại Hà Lan vào thập niên 1970. Ông lên kế hoạch sử dụng chúng để nghiên cứu cơ chế tiềm ẩn của bệnh ung thư, phân tích tế bào HEK293 (phôi thận ở người, phổ biến trong giới nghiên cứu, hỗ trợ đắc lực cho các dự án lớn về chế phẩm sinh học) và cung cấp cho các khoa học gia trên toàn cầu.
Vector là vật liệu được sử dụng để mang thông tin di truyền vào tế bào người. Các virus đã biến đổi không thể tự nhân lên. Do đó, nó sẽ không gây nhiễm trùng cho người. Dựa trên nguyên tắc này, các virus ứng dụng phương pháp vector dùng chúng như vật trung gian mang gene từ virus gốc vào tế bào người để tạo ra các phản ứng miễn dịch chống lại bất kỳ loại virus nào xâm nhập.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng phản ứng miễn dịch mạnh trong liệu pháp gene giúp các vector Ad5 phù hợp hơn với vaccine. Bởi vaccine sử dụng liều thấp hơn nhiều và loại vector này đáp ứng được yêu cầu kích hoạt hệ miễn dịch.

Trung Quốc đã cấp phép cho 2 loại vaccine COVID-19 sử dụng cho quân đội và nhân viên y tế (Ảnh: NYT)
Nhiều loại vaccine thành công nhờ dựa trên Ad5
Năm 2011, CanSino đã cấp phép cho một loại vaccine phòng bệnh lao thử nghiệm dựa trên kết quả ứng dụng Ad5 từ các khoa học gia của McMaster.
Năm 2017, các quân nhân của Trung Quốc được tiêm chủng vaccine Ebola ứng dụng vector Ad5. Viện nghiên cứu Gamaleya của Nga, nơi phát triển vaccine chống virus SARS CoV-2, cũng sử dụng nền tảng Ad5 để phát triển vaccine Ebola, và đã tiêm cho 2.100 tinh nguyện viên.
Hiện nay, vaccine chống virus SARS CoV-2 tên ChAdOx1 nCoV-19 (Đại học Oxford, Vương quốc Anh, hợp tác với Công ty Dược phẩm Sinh học AstraZeneca) cũng ứng dụng công nghệ Ad5.
Tiến sĩ Graham đã phát triển nhiều loại vector Ad5, bao gồm vaccine phòng bệnh dại được sử dụng trên gấu trúc hoang dã và chống lại hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vào năm 2003.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học McMaster sử dụng Ad5 và vector khác dựa trên adenovirus của loài tinh tinh, đang phát triển vaccine chống virus SARS CoV-2...
Lê Miên Tường
Bình luận
Nổi bật
Hỗ trợ bà con tiểu thương, chợ truyền thống chuyển đổi số
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 10:36
(CL&CS)- Chuyển đổi số chợ truyền thống không chỉ giúp tiểu thương thích ứng với xu thế mới mà còn mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm axít hữu cơ từ vi sinh vật bổ sung vào thức ăn chăn nuôi phục vụ nuôi trồng thủy sản
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 10:35
(CL&CS) - Sáng 07/6, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm axít hữu cơ từ vi sinh vật bổ sung vào thức ăn chăn nuôi phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đề tài do Viện Nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện, ThS. Bùi Trọng Tâm làm chủ nhiệm. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TS. Bùi Thanh Tùng làm Chủ tịch Hội đồng.
Khoa học, công nghệ vì người dân: Hướng đến phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 10:34
(CL&CS) - Quan điểm của Ban Chỉ đạo Chính phủ là thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 phải gắn kết cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng, giảm tối đa chi phí cho người dân và doanh nghiệp, loại bỏ cơ chế xin - cho; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực và nguồn lực của sự phát triển…
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.