Ứng phó biến đổi khí hậu trong bối cảnh mới
(CL&CS)- Trước những thách thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đòi hỏi hợp tác liên ngành của tất cả các bên tham gia trong xã hội và các cấp chính quyền, từ địa phương đến trung ương
Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu phối hợp cùng tổ chức WWF Việt Nam, Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu của Tổ chức phi chính phủ (CCWG); Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) Việt Nam và Liên minh Hành động vì Khí hậu Việt Nam (VCCA) đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Ứng phó biến đổi khí hậu trong bối cảnh mới”.
Hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin về các chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thảo luận tình hình triển khai các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu, xác định các khoảng trống, ưu tiên và định hướng ứng phó biến đổi khí hậu để đạt được các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu trong bối cảnh mới.
Bà Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, tại COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc thực hiện Thỏa thuận Paris như Hiệp ước Khí hậu Glasgow, Net-Zero vào năm 2050, Cam kết mêtan, Tuyên bố về sử dụng rừng và đất… Kết quả từ COP26 cũng cho thấy, Việt Nam là một thành viên tích cực đóng góp vào mục tiêu toàn cầu, nỗ lực đảm bảo khả năng thích ứng của cộng đồng trước các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với dự báo.
Trước những thách thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đòi hỏi hợp tác liên ngành của tất cả các bên tham gia trong xã hội và các cấp chính quyền, từ địa phương đến trung ương, đồng thời huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo bà Julia Behrens – Giám đốc dự án Biến đổi khí hậu và năng lượng, Viện FES, các xung đột trên thế giới trong thời gian gần đây một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nhìn từ góc độ quốc gia, Việt Nam không quá bị phụ thuộc nguồn năng lượng vào nước khác. Điều này đã giúp Việt Nam có tầm nhìn xa với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và thực hiện những chính sách mang lại lợi ích cho môi trường và cho người dân.
Trong quá trình triển khai dự án Khí hậu và năng lượng châu Á, FES nhận ra rằng, biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề khoa học hoặc công nghệ mà còn là vấn đề xã hội. Cho nên, các giải pháp cho về tăng trưởng xanh cần phải song hành với bảo đảm sức khỏe và thu nhập cho người lao động, chú trọng bảo vệ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong BĐKH.
Theo CCWG, các sáng kiến kinh tế xanh có thể giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19, đồng thời, thúc đẩy các giải pháp phục hồi theo hướng chuyển từ tư duy tăng trưởng kinh tế truyền thống, phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sang tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội, đảm bảo sức khỏe và an ninh lương thực cho người dân. Đây chính là những yếu tố phát triển bền vững cốt lõi.
Về những công việc triển khai sau hội nghị COP 26, bà Chu Thanh Hương, đại diện Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết, các Bộ, ngành, địa phương hiện đang tổ chức xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 và hoàn thiện Đề án triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Bên cạnh đó, đề xuất các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể và nhu cầu về vốn, chuyển giao khoa học và công nghệ, nhân lực… nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26; xác định nhu cầu hợp tác với các đối tác phát triển, định chế tài chính.
Hội thảo nhấn mạnh vai trò của nhóm các tổ chức xã hội dân sự về biến đổi khí hậu tại Việt Nam cho quá trình phục hồi xanh. Họ đang giúp tư vấn cho chính phủ, các nhà tài trợ và đối tác phát triển về các chính sách và cơ chế thực thi mang tính bao trùm. Các tổ chức này cũng thúc đẩy và giám sát việc xây dựng chính sách, thực hiện các dự án; đánh giá và truyền thông về mặt lợi ích, cũng như tác động tiềm tàng của BĐKH và nhiên liệu hóa thạch đến cộng đồng và nhóm dễ bị tổn thương; triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của BĐKH lên các mặt xã hội và sức khỏe; giới thiệu các mô hình, công nghệ và thực hành tốt đến các nhà hoạch định chính sách...
Trung Kiên
- ▪Kế hoạch hành động khí hậu được thông qua các tiêu chuẩn
- ▪HDBank và Quỹ Đầu tư Affinity ký kết tài trợ 300 triệu USD cho chương trình chống biến đổi khí hậu
- ▪Ra mắt Bộ ấn phẩm bản đồ rủi ro và Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu
- ▪Phát động cuộc thi “Tìm kiếm sáng tạo truyền thông về giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu”
Bình luận
Nổi bật
Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:52
(CL&CS) - Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 4 dự án: Dự án Xây dựng hồ chứa nước Khe Rắt, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; Dự án Nhà máy thủy điện Suối Choang (phần diện tích thuộc khu vực lòng hồ); Dự án Đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.
Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46
(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.
Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.