Thứ sáu, 09/08/2024, 11:15 AM

Ứng dụng kỹ thuật vào trồng ớt chỉ thiên cho năng suất cao

(CL&CS)- Để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng cần áp dụng kỹ thuật vào quá trình trồng ớt chỉ thiên để cho năng suất cao.

Ớt chỉ thiên là loại ớt được trồng phổ biến ở nước ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Giống ớt này dễ trồng, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn và đặc biệt mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng cần áp dụng kỹ thuật vào quá trình trồng ớt chỉ thiên để cho năng suất cao.

Người dân ở xã Đại Hồng, tỉnh Quảng Nam đã áp dụng biện pháp kỹ thuật tưới rãnh (tưới thấm) giúp tiết kiệm nước, giúp giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón khi trồng ớt chỉ thiên. Khi cây ớt đang ở thời kỳ sinh trưởng, có thể làm giàn bằng cây hoặc dây ny lon, vải căng dọc theo hàng để giữ cho cây đứng vững, chống ngã đổ, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch. Về kỹ thuật thâm canh, cây ớt sau khi ươn trong bầu khoảng 30 ngày được 5 - 6 lá thì đem trồng. Đất được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và lên luống đảm bảo thoát nước tốt. Theo kích thước, mặt luống rộng 80cm, chiều cao 20 - 25cm và mương thoát rộng 50cm. Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, tránh tình trạng đất bị nén chặt gây khó khăn cho việc thoát nước.

cay-ot-chi-thien-5

Ứng dụng kỹ thuật vào trồng ớt chỉ thiên cho năng suất cao

Theo ông Nguyễn Vĩnh Diễn, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hồng, nông dân địa phương triển khai trồng ớt hơn 10 năm nay, trong đó tổng diện ớt thường khoảng 16ha, ớt chỉ thiên là 10ha. Diện tích trồng ớt tập trung ở thôn Dục Tịnh (khoảng 30 hộ) và Phước Lâm (15 hộ). Năng suất bình quân khoảng 300 - 350kg/sào. Từ khi trồng ớt cho tới khi thu hoạch lứa đầu khoảng 2 tháng. Là cây trồng lưu vụ, cây ớt chỉ thiên cho năng suất và sản lượng khá ổn định so với loại cây khác như bắp, đậu phụng.

Ông Ngô Thanh (thôn Phước Lâm, xã Đại Hồng) cho biết, cây ớt chỉ thiên đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các cây trồng khác như bắp, đậu phụng, nhất là khâu chăm sóc. Tuy nhiên, cây ớt lại có tính ưu việt hơn, mỗi vụ trồng có thể cho thu hoạch được 6 - 7 lứa ớt kéo dài trong vòng 4 tháng với năng suất mỗi đợt hái khoảng 100 - 120kg/sào. Thời gian thu hoạch cây ớt chỉ thiên cũng kéo dài hơn so với các giống ớt trên địa bàn. Khi cây ớt bắt đầu chín sẽ cho thu hoạch liên tục, thời điểm chín rộ cứ 3 ngày thu hoạch một lần.

Vào tháng 10 - 11 dương lịch mỗi năm, người dân bắt đầu ươn hạt, đem cây con ra trồng, bắt đầu thu hoạch từ tháng 1 - 2 dương lịch, cây có thể trồng được cả 2 vụ. Việc lựa chọn giống rất quan trọng để đảm bảo cây đạt được kết quả tốt nhất. Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà cung cấp hạt giống khác nhau, bạn nên mua ở nơi uy tín, hạt mẩy, không ẩm mốc.

Bà con nên chọn các giống ớt chỉ thiên NS 507, NS 555, NS 508. Đây là giống ớt được trồng nhiều với năng suất cao, cây sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu được thời tiết và sâu bệnh hại. Về dịch hại cho cây trồng, cần phòng các bệnh như bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu xanh đục trái, sâu ăn tạp, sâu xanh da láng...

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 07:55

(CL&CS)- Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.

Viettel Lào Cai thâu đêm, thần tốc phát sóng trạm tại tâm lũ Phúc Khánh

Viettel Lào Cai thâu đêm, thần tốc phát sóng trạm tại tâm lũ Phúc Khánh

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 07:55

(CL&CS)- Đây là trạm phát sóng 4G công nghệ mới lần đầu tiên được Viettel triển khai để ứng phó khẩn cấp phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn.

Nâng cao hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm hàng hóa

Nâng cao hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 06/09/2024, 18:13

(CL&CS) - Vụ Khoa học và Công nghệ được thành lập ngày 1/11/1995 theo Nghị định số 74/NĐ-CP với tên gọi Vụ Quản lý công nghệ và Chất lượng sản phẩm. Tại Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003, Vụ được đổi tên là Vụ Khoa học, công nghệ. Từ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007, Vụ được mang tên là Vụ Khoa học và Công nghệ cho tới thời điểm hiện tại.