Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Việt Nam
(CL&CS) - Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức như nhận thức về kinh tế tuần hoàn (KTTH) tại quy mô doanh nghiệp nhỏ-vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ ở nông thôn, HTX còn sơ khai, tâm lý ngại rủi ro, mức đầu tư cho các mô hình tái chế lớn, khung luật pháp chưa hoàn thiện.
Theo TS.Nguyễn Anh Phong - Giám đốc Trung tâm Thông tin Viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT (IPSARD) cho biết: Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của các nước Hà Lan, Úc, Trung Quốc.
Trên cơ sở phân tích những hạn chế trên, đại diện IPSARD đưa ra một số giải pháp. Thứ nhất, cần xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chuẩn hóa kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó hoàn thiện cơ chế chính sách để đưa ra quy chuẩn sản xuất và thương mại hóa.
Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các đối tượng doanh nghiệp, HTX sản xuất áp dụng công nghệ về KTTH. Thứ ba, cần thúc đẩy liên kết, hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế. Thứ ba, cần xây dựng chiến lược truyền thông ở các cấp, gắn với các hoạt động khuyến nông. Thứ tư là Thúc đẩy số hóa và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu về KTTH.
Theo Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là nền nông nghiệp áp dụng các nguyên tắc của KTTH vào thực hành sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp.
Đây là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ...., chất thải, phế phụ phẩm ..., làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và giảm tối đa lượng chất thải, bảo vệ môi trường.
Từ năm 2013 – 2023 đã công nhận 529 giống mới góp phần tăng năng suất, chất lượng; các giống cây trồng cho năng suất vượt từ 10 – 15%.Thực trạng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện đã có 3 mô hình chủ yếu: (1) Mô hình tạo và dùng khí đốt từ chất thải, nước thải trong chăn nuôi, trồng trọt; (2) Mô hình tuần hoàn lấy phế phụ phẩm trong nông nghiệp làm chất xúc tác hay tạo ra các sản phẩm có giá trị khác; (3) mô hình tiết chế hoá.
Cụ thể, theo thời gian và sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp, chúng ta đã sử dụng các mô hình: Mô hình vườn ao chuồng (VAC); mô hình luân canh “lúa – tôm”, “lúa – cá”; sản xuất phân hữu cơ từ khí thải nông nghiệp; sản xuất tổng hợp bò – trùn quế - cỏ/ngô – gia súc, gia cầm – cá; chăn nuôi an toàn sinh học 4F; Vòng tuần hoàn xanh trong các trang trại bò sữa; nuôi thủy sản với công nghệ tuần hoàn nước.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội đã tuyên truyền các ứng dụng trong việc xử lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình để vừa bảo vệ môi trường, vừa sử dụng hiệu quả các phụ phẩm, phế phẩm sinh hoạt có thể tái sản xuất cho các lĩnh vực khác. Đây sẽ là xu hướng, mô hình được nhân rộng trong tương lai.
Theo TS. Võ Trọng Thành, đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng: Ngành chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ chăn nuôi gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và lâm nghiệp.
Theo định hướng kinh tế tuần hoàn, chăn nuôi phải gắn với trồng trọt và các ngành khác để hình thành chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý cần khai thác hiệu quả. Việc xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Thời gian qua, ngành chăn nuôi ghi nhận bước tăng trưởng mạnh về đàn vật nuôi và sản lượng vật nuôi. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng đàn lợn đạt hơn 28,8 triệu con, đàn trâu bò đạt hơn 8,9 triệu con, đàn gia cầm đạt 533 triệu con. Sản lượng thịt, trứng, sữa cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Giá trị toàn ngành chăn nuôi năm 2022 ước đạt 23,7 tỷ USD.
Như vậy có thể thấy rằng: Năng lực sử dụng, ứng dụng khoa học công nghệ của chúng ta còn hạn chế, mới chỉ ở các Viện, trường; các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, ứng dụng công nghệ chưa rộng rãi và chưa thực sự quan tâm
Các nhiệm vụ về khoa học công nghệ trong nông nghiệp ở Việt Nam cần nâng cao nhận thức, vài trò, hiệu quả của các mô hình; hoàn thiện cơ chế và hình thành các cơ chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn; phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các lĩnh vực; phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường sản phẩm được sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn; tổ chức triển khai các mô hình.
Văn Trì
Bình luận
Nổi bật
Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:52
(CL&CS) - Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 4 dự án: Dự án Xây dựng hồ chứa nước Khe Rắt, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; Dự án Nhà máy thủy điện Suối Choang (phần diện tích thuộc khu vực lòng hồ); Dự án Đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.
Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46
(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.
Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.