Tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp
Sáng 9.11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành, Hội đồng Dân tộc đã phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo tham vấn về “Công tác chuẩn bị giám sát của Quốc hội năm 2023; một số vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đánh giá thực trạng triển khai Quyết định 1719/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: 2021 – 2025. Theo đó, tính từ thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1719 mất gần 16 tháng. Kể từ khi có Quyết định 1719 cho đến khi có Thông tư 02/2022/TT - UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I: 2021 – 2025 (một trong những Thông tư chủ chốt về hướng dẫn triển khai Chương trình 1719) mất đến 8 tháng 16 ngày. Dù vậy, tính đến ngày 31.10.2022, ở cấp trung ương, các cơ chế, hướng dẫn thực hiện Quyết định 1719 vẫn chưa đồng bộ.
Ở cấp địa phương, các đại biểu chỉ ra, nhiều tỉnh còn chưa ban hành Nghị quyết, quyết định theo thẩm quyền. Vẫn còn khá nhiều tỉnh chưa ban hành các Nghị quyết về: nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Quyết định 1719 trên địa bàn tỉnh.
Việc giao vốn thực hiện Quyết định 1719 cũng chậm, đến ngày 28.5.2022 Thủ tướng Chính phủ mới có Quyết định số 652/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) và Quyết định số 653/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tỷ lệ giải ngân thực hiện Quyết định 1719 rất thấp. Theo ước tính đến 31.10.2022, tốc độ giải ngân theo Quyết định 1719 của các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 3,89%. Chỉ có 10 trong tổng số 46 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương đã giải ngân được một số hoạt động. 36 tỉnh còn lại đều chưa giải ngân được vốn từ Quyết định 1719. Như vậy, với thời gian còn lại rất ngắn, phần lớn vốn của Quyết định 1719 phân bổ cho năm 2020 sẽ không thể giải ngân được.
Các đại biểu cho rằng, đây là một trong những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện giám sát tối cao việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh, giám sát tối cao việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ chú trọng tháo gỡ ngay những tồn tại, vướng mắc trong triển khai thực hiện. Theo đó, đánh giá kỹ về cơ chế, chính sách, cơ chế phối hợp thực hiện. Xét xem có sự trùng lắp, chồng chéo về địa bàn, đối tượng, nội dung trong ba Chương trình mục tiêu quốc gia hay không, để bảo đảm ba Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện có hiệu quả nhất.
Tin và ảnh: Hoàng Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 20:03
(CL&CS)- Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững là tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59
(CL&CS) - Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, cho thấy khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động.
Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17
(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.