Thứ bảy, 30/09/2023, 19:35 PM

Từ hai bàn tay trắng, chấp nhận khởi đầu là một chân bảo vệ, tỷ phú bất động sản gốc Việt thành danh vang dội trên đất Mỹ

Tỷ phú Triệu Như Phát nắm giữ khối tài sản bất động sản hơn nửa tỷ đô nhưng ít ai biết rằng người đàn ông ấy là người Việt di dân đến Mỹ với hai bàn tay trắng.

chan-dung-dai-gia-bat-dong-san-nguoi-viet-tren-dat-my-1618283697

Ảnh: Orange County.

Doanh nhân Frank Jao (tên Việt là Triệu Như Phát) - người sáng lập ra Trung tâm thương mại Asian Garden Mall, là ông chủ của Tập đoàn bất động sản Bridgecreek với tài sản lên tới 500 triệu Đô. Ông được website Goldsea gọi tên trong danh sách 70 người Mỹ gốc châu Á có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Tờ Orange County Register từng vinh danh ông là “1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng và làm thay đổi bộ mặt của quận Cam” (100 people who shaped Orange County).

 Báo chí Mỹ viết về ông như một “hiện tượng”, một tấm gương của sự phấn đấu, vươn lên để đạt được thành công.

Doanh nhân Triệu Như Phát từng cho hay, ngoài những khả năng của mình kết hợp với nhiều yếu tố khác, trong kinh doanh, việc cập nhật thông tin, tiếp nhận thông tin và phân tích, đánh giá tình hình từ những nguồn tin đó để tìm cơ hội đầu tư là điều quan trọng.

Cơ hội và thời cơ mới có đến với mình hay không chính là nhờ vào khả năng tiếp nhận, đánh giá và xử lý thông tin đó.

Bắt đầu từ vị trí thấp nhất để có thời gian học hành

trieu-nhu-phat

Ảnh: Yelp

Doanh nhân Triệu Như Phát sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Ngay từ năm 11 tuổi, Triệu Như Phát đã phải rời khỏi gia đình đi bán báo để lấy tiền nuôi sống bản thân.

Năm 27 tuổi, ông Phát cùng vợ sang Mỹ, trong túi hai vợ chồng khi đó chỉ còn vỏn vẹn đúng 50 xu. Họ sống trong một căn hộ nhỏ ở thành phố Whittier, bang Califorina và nhờ vào khoản trợ cấp ít ỏi của chính phủ Mỹ trong vòng 6 tháng đầu để sinh sống. Không nhà, không tiền, ông đã phải bán luôn chiếc áo khoác đang mặc trên người để lấy tiền mua thức ăn. Công việc mưu sinh đầu tiên trên đất Mỹ là gõ cửa từng nhà để chào bán máy hút bụi. Không ít lần, câu trả lời ông nhận được sau tiếng gõ cửa là cái lắc đầu lạnh lùng và tiếng sập cửa. 

Trong một lần trò chuyện với một chuyên viên tư vấn, ông được nghe về bất động sản, một lĩnh vực mà ông rất thích. Sau cuộc trò chuyện định mệnh này, Jao nhận ra chỉ có kiến thức mới tạo thành công và ông đã có quyết định táo bạo xin nghỉ việc và làm bảo vệ ca đêm để có thời gian đầu tư vào kiến thức.

Ban ngày, ông làm thêm công việc dạy nghề cơ khí tự động và tham gia các lớp học về tài chính, bất động sản và xây dựng ở một trường cao đẳng địa phương. 

Trong vòng một năm sau đó, ông đã được cấp giấy phép hành nghề và xin vào làm cho một công ty địa ốc của Mỹ với vị trí sale. Với mỗi hợp đồng bán nhà, ông Frank Jao kiếm được khoảng 1.000 USD. Ông miệt mài làm việc 16 giờ một ngày, kiếm được hơn 100.000 USD trong năm đầu tiên. 

Năm 1978, ba năm sau khi đặt chân đến Mỹ, ông mở một cơ sở kinh doanh riêng của mình: công ty Bridgecreek - chuyên phục vụ về đầu tư và phát triển địa ốc, với một nửa số vốn một nửa là của một người Mỹ gốc châu Âu - Giám đốc một ngân hàng Mỹ đóng góp.

Sau đó, người cộng sự rút cổ phần, ông Jao đã thu mua lại và làm chủ công ty của mình. Dồn hết tâm huyết vào đây, ông đã thành công.

Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. 

Sau gần 30 năm, Công ty Bridgecreek phát triển rất mạnh và trở thành Bridgecreek Group Inc. chuyên đầu tư bất động sản ở nhiều nơi với số vốn lên đến khoảng hơn 500 triệu USD và có văn phòng toạ lạc tại Little Saigon.

Ghi dấu ấn với Little Sài Gòn

alittle-sai-gon

Ảnh: Yelp.

Theo lịch sử ghi chép của các cơ quan địa phương, chính quyền tiểu bang và Chính phủ Hoa Kỳ, ông Frank Jao chính là một trong những người khởi xướng và tạo dựng nên khu Little Saigon.

Ông đã nhìn ra được những tiềm năng từ khi quận Cam còn chưa có gì, chưa hình thành một khu vực sinh hoạt cộng đồng và mua sắm nào cho dân nhập cư. Ông Jao cất công bỏ thời gian đi tìm địa điểm, vị trí để xây dựng nên một khu thương mại phục vụ nhu cầu của người dân gốc Á và đã thành công khi mở văn phòng công ty khai thác địa ốc. Văn phòng này hoạt động nhằm phục vụ lợi ích và nhu cầu của người dân trong vùng về thuê mua bất động sản.

Năm 1987, công trình Phước Lộc Thọ được hoàn thành với diện tích toà nhà chính khoảng hơn 30.000m2. Có thể khẳng định Trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ là khu thương mại sầm uất, đẹp và có đẳng cấp tại Little Saigon. Nơi đây được mệnh danh là “điểm đến” của mọi người trong suốt những năm qua.

acrefore-9780199329175-e-19-graphic-003-full

Bên trong Asian Garden Mall. Ảnh: Oxfordre.

Cho đến nay, ngay cả những khu trung tâm thương mại khác ra đời nhưng chưa nơi nào có thể qua mặt được Phước Lộc Thọ về tầm vóc và thương hiệu.

Thành công của khu Little Saigon là đã mang lại cơ hội cho hơn 6.000 thương nghiệp lớn nhỏ của người Việt  kinh doanh và hoạt động, trở thành biểu tượng của người Việt trên đất Mỹ, mang đậm nét văn hoá, tính dân tộc và bản sắc Việt không lẫn vào đâu được.

Bình luận

Nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp đại diện kiều bào tiêu biểu tại các nước ASEAN

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp đại diện kiều bào tiêu biểu tại các nước ASEAN

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 07:31

(CL&CS) - Nhân chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 23/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp gỡ thân mật với đại diện kiều bào tiêu biểu, lãnh đạo hội đoàn, trí thức, doanh nhân người Việt tại các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...