TS. Cấn Văn Lực: 800.000 tỷ đồng sẽ được “đổ” vào thị trường bất động sản từ giờ đến cuối năm

(CL&CS) - Chia sẻ tại “Diễn đàn bất động sản: Những vùng đất tiềm năng" do Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị tổ chức sáng 16/8, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng nếu như từ nay đến cuối năm thuận lợi thì tổng lượng vốn tung ra cho thị trường bất động sản sẽ rơi vào khoảng 800.000 tỷ.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV

Trong bối cảnh bất động sản rơi vào trầm lắng, nguồn vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt, thị trường dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, thị trường bất động sản đang bị điều chỉnh giảm và đây cũng là thời điểm vàng để chấn chỉnh thị trường. Bởi trong hai năm vừa qua có hiện tượng, nhà nhà người người đầu tư đất đai, điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế.

Theo chuyên gia, thời gian vừa qua, có ít nhất 4 dòng vốn vào bất động sản. Thứ nhất, số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm ngoái, cao hơn mức tăng tín dụng   9,35% chung toàn hệ thống. Trong đó, dư nợ tín dụng bất động sản hiện chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%). Còn lại là tín dụng cho vay mua nhà ở.

Thứ hai là vốn tư nhân (vốn góp) với khoảng 60.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2022).

Thứ ba là vốn FDI với hơn 3,21 tỷ USD tính đến ngày 20/7.

Và cuối cùng là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản với khoảng 45.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% tổng lượng phát hành 7 tháng qua.

“Theo thống kê của chúng tôi, tổng lượng vốn tung ra cho thị trường bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2022 ước khoảng 420.000 tỷ đồng và nếu như từ nay đến cuối năm thuận lợi thì con số cả năm sẽ rơi vào khoảng 800.000 tỷ. Đây là một con số không hề nhỏ so với toàn bộ lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế”, vị này cho biết.

Cũng theo thông tin từ ông Lực, trong tháng 8 này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 153 sửa đổi. Qua đó, kênh trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng sôi động trở lại, dù không bùng nổ như hai năm vừa qua nhưng mức tăng trưởng khả thi có thể đạt 30 – 35%.

Ông Lực cho biết thêm, dòng vốn đang tồn đọng trong thị trường bất động sản hiện nay tương đối lớn, tức là doanh nghiệp nợ đọng lẫn nhau. Cụ thể, có khoảng 30 – 40% các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau. Trước đây họ gia hạn cho nhau 45 ngày nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Giá chung cư sẽ không còn tăng “nóng” nữa?

Giá chung cư sẽ không còn tăng “nóng” nữa?

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:25

Theo các chuyên gia nhận định, mức tăng giá chung cư hiện tại đã cao hơn gấp đôi so với mức tăng thu nhập trung bình của người dân tại Hà Nội.

Cẩn trọng khi đầu tư đất nền ven đô?

Cẩn trọng khi đầu tư đất nền ven đô?

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:25

Từ đầu năm dương lịch, nhà đầu tư có nhu cầu mua đất đã bắt đầu lên kế hoạch đi săn. Song, dù chủ đất rao bán cắt lỗ, giảm giá tới 20 - 30% nhưng thực tế giá vẫn khá cao so với bối cảnh hiện tại. Chuyên gia nhận định, nhà đầu tư nên thận trọng khi đầu tư lướt sóng đất nền ven đô.

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.