Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất an toàn
(CL&CS)- Cần coi duy trì sản xuất, kinh doanh an toàn, sống chung lâu dài với dịch bệnh là điều kiện “bình thường mới”.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hoạt động của doanh nghiệp
Tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến tình hình phát triển của doanh nghiệp rất nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện tháng 9/2021 với gần 3.000 doanh nghiệp (DN) cho thấy, có tới 93,9% bị tác động của dịch ở mức độ “hoàn toàn tiêu cực” và “phần lớn là tiêu cực”.
Trong đó, có khoảng 60% DN đánh giá “phần lớn là tiêu cực” và 34% DN nhận định Covid tác động “hoàn toàn tiêu cực”, tăng gấp đôi so với mức 15% của năm 2020. Chỉ có khoảng 4% cho biết không bị ảnh hưởng bởi dịch và khoảng 2% cho hay đại dịch có tác động tích cực mang lại cơ hội cho doanh nghiệp để phát triển.
Có 90,8% DN đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Khoảng 92% DN quy mô lớn, 81% DN ở quy mô vừa, 94% DN quy mô nhỏ và 90% DN quy mô siêu nhỏ cho lao động nghỉ việc. Trung bình có 96,2% DN gặp ít nhất một trong các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị. Các vấn đề này có thể là khó tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, khó khăn khi quản lý nhân công hay đứt gãy chuỗi cung ứng.
Đáng chú ý, có khoảng 61,8% DN khó tiếp cận khách hàng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, 57,6% bị đình đốn nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khiến việc quản lý tài sản, dòng tiền trở thành một thách thức lớn. Có 57,2% DN gặp khó khăn trong quản lý nhân sự trong thời kỳ dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 kéo dài khiến 71% doanh nghiệp báo cáo doanh thu dự kiến năm 2021 giảm so với năm 2020. Có 93% DN trong lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội (chẳng hạn các bệnh viện tư, các trung tâm chăm sóc, điều dưỡng), 87,5% DN ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống dự kiến năm 2021 sẽ bị sụt giảm. Các ngành khác cũng có doanh thu giảm mạnh, với tỷ lệ doanh nghiệp dự tính giảm doanh thu dao động trong khoảng từ 45,9% đến 87%.
Thiệt hại kinh tế mỗi ngày do giãn cách, cách ly là rất to lớn. Nếu các DN bị dừng hoạt động quá lâu, không tránh khỏi làn sóng phá sản hàng loạt. Đặc biệt, với các doanh nghiệp FDI, nếu bị thiệt hại quá nhiều do dừng sản đã phải chuyển đơn hàng sang các nước khác. Khi đó sẽ dẫn tới đình đốn ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, kéo theo là giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm đáng kể.
Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp
Các DN cho rằng, khu vực sản xuất cần phải được tái mở cửa trong trạng thái "bình thường mới” ngay từ bây giờ. Hãy trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các DN trong việc phòng chống dịch, với sự hậu kiểm của cơ quan chức năng.
Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất an toàn
Theo Ông Vũ Văn Tiền – Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, cho rằng, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các địa phương giãn cách xã hội để chống dịch, đồng thời đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào đẩy giá vốn tăng cao, hàng hóa tồn kho không bán được, nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động. Đến thời điểm hiện nay, khi người lao động đã được tiêm từ 1-2 mũi vắc xin, một bộ phận doanh nghiệp đã có thể hoạt động trở lại, nếu không nới lỏng các biện pháp chống dịch theo hướng “mở cửa” để thúc đẩy sản xuất, thì doanh nghiệp và người lao động có thể chưa chết vì COVID-19 đã chết vì đói nghèo, bởi đã có rất nhiều đối tượng bị tổn thương, không còn đủ điều kiện tối thiểu để trang trải cuộc sống. Kéo dài tình trạng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ không thể tồn tại, không có ngân sách nào của Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp mãi được.
Còn theo nhận định của ông Vũ Tú Thành – Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ – ASEAN, các mô hình “sản xuất 3 tại chỗ”, hay “một cung đường hai điểm đến”, tuy hữu ích cho phòng chống dịch trong ngắn hạn, nhưng không bền vững lâu dài xét về chi phí, hậu cần, sức khỏe, an toàn và tinh thần của người lao động, cũng không thích hợp với các doanh nghiệp qui mô lớn, sử dụng nhiều lao động. Thời điểm này, Việt Nam đã có đủ điều kiện để bắt đầu ngay một lộ trình mở cửa nền kinh tế, trong đó khu vực sản xuất phải được tái mở cửa sớm, cho phép hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”.
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, ngành du lịch đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp du lịch mong muốn được mở cửa hoạt động đón khách trở lại. Tuy nhiên, hiện chưa có một quy chuẩn nào về quy định đón khách an toàn, cũng như tiêu chí an toàn để doanh nghiệp du lịch bám vào đó xây dựng kế hoạch đón khách.
Ông Phạm Duy Nghĩa – Tổng Giám đốc Công ty Vietfoot Travel, chia sẻ: Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng “Thẻ Xanh” – tức là áp dụng giấy chứng nhận đã tiêm từ 1-2 mũi vaccine làm giấy tờ hợp lệ để di chuyển từ vùng này sang vùng khác, qua đó kích thích hồi phục nền kinh tế. Các doanh nghiệp du lịch đang rất kỳ vọng “Thẻ Xanh” sẽ được nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam cho mọi người trong lưu thông, đi lại, vận chuyển cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không để thúc đẩy du lịch sôi động trở lại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực khác.
Duy trì sản xuất là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), khẳng định: Nếu chính phủ trao quyền chủ động cho doanh nghiệp phòng chống dịch nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hồi phục kinh tế, các doanh nghiệp sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo bà Đỗ Thị Thùy Hương – đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính doanh nghiệp, họ phải biết cách tạo ra vùng an toàn để hoạt động. Vì vậy, không nên xem doanh nghiệp là đối tượng bị kiểm soát trong phòng chống dịch, mà phải xem họ là lực lượng tham gia phòng chống dịch, từ đó cắt giảm các giải pháp quản lý quá cứng nhắc về phòng chống dịch liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đại diện chung cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: Cộng đồng doanh nghiệp đồng tình, nhất trí cao với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ là “phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, phải thích ứng và phải có cách làm phù hợp”.
Do đó, việc thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19 trong thời gian tới là cấp bách và cần thiết. Thay vì dồn toàn lực tập trung cho mặt trận phòng chống dịch bệnh, cần tập trung song hành cho cả mặt trận duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế. Cần coi duy trì sản xuất, kinh doanh an toàn, sống chung lâu dài với dịch bệnh là điều kiện “bình thường mới”. Trên cơ sở đó, gắn phòng chống dịch bệnh là một phần không tách rời của quy trình sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chi phí phòng chống dịch bệnh cũng phải được coi là một phần của chi phí sản xuất, kinh doanh. Cần trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp hoạt động an toàn, Nhà nước thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định phù hợp.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:47
(CL&CS)- Áp dụng các cải tiến năng suất chất lượng, đến nay nhiều doanh nghiệp không chỉ tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn phát triển bền vững trên thương trường.
Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07
(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.