Tranh chấp thương mại quốc tế nhìn từ bài học container hạt điều

(CL&CS) - Trong thương mại quốc tế vai trò của môi giới là rất quan trọng nhưng doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Bài học các container hạt điều đã cho các doanh nghiệp một bài học thị trường sâu sắc.

Ngày 23/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức: Hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế”.

Hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế”.

Hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế”.

Theo Ban Pháp chế VCCI cho biết: Các doanh nghiệp toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo, trung bình một vụ lừa đảo khoảng 1,7 triệu USD. Các doanh nghiệp là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế trong 2 năm trước thời điểm khảo sát như sau: Năm 2018 là 49%; năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%. Về phân loại lừa đảo, có 43% từ bên ngoài, 31% từ nội bộ, 26% thông đồng giữa trong và ngoài.

Tại Việt Nam, 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát của PwC từ Việt Nam cho biết họ trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác trong 2 năm trước thời điểm khảo sát. Điều đáng nói, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cho cơ quan nhà nước do lo ngại thông tin bị lộ lọt ra công chúng

Phát biểu tại chương trình, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho biết: Việt Nam hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp sẽ làm ăn với nhiều đối tác hơn, luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn hơn, phức tạp hơn.

Một bài học về thương mại quốc tế, các doanh nghiệp đã được theo dõi thời gian qua, vụ việc gần 100 container hạt điều bị lừa xuất khẩu sang Ý. Nguyên nhân được cho là: quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác.

Tại chương trình, ông Bạch Khánh Nhựt - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam thông tin: hơn 5 tháng, vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa xuất khẩu hạt điều sang Ý đã được xử lý cơ bản thành công. Từ nguy cơ mất trắng hàng chục container, với trị giá hàng trăm tỉ đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không mất một container nào vào tay những kẻ lừa đảo mặc dù chúng đã chiếm đoạt được gần 40 bộ chứng từ gốc của gần 40 containers.

Về nguyên nhân dẫn đến việc bị lừa đảo xuất khẩu, đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết các doanh nghiệp hạt điều quá tin tưởng vào công ty môi giới và bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác. Thêm vào đó là trong thời gian dịch bệnh khó khăn, việc có được những đơn hàng lớn từ quốc tế nên doanh nghiệp mong muốn bán được hàng.

Nhận định về tình hình thị trường quốc tế, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương) cho biết: Việt Nam đang có thế mạnh về hoạt động xuất nhập khẩu với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Khi vào sân chơi mở rộng đồng nghĩa với sân chơi rủi ro sẽ nhiều hơn. Về phía cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, VCCI đã nhiều lần thông tin về những trường hợp, khả năng rủi ro trong hoạt đồng xuất nhập khẩu.

Bài học từ vụ việc container hạt điều xuất khẩu sang thị trường Italia là một ví dụ. Chương trình này, các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ bài học, chia sẻ những kinh nghiệm sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp trưởng thành hơn.

Sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt các bộ ngành liên quan, Hiệp hội Điều Việt Nam, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự chủ động của các doanh nghiệp. Đến nay vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa xuất khẩu hạt điều sang Italy đã cơ bản xử lý thành công.

Trước sự việc trên, các doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế, ông Ngô Khắc Lễ - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết: doanh nghiệp nên thận trọng hơn với các đối tác quốc tế lần đầu thực hiện giao dịch; nên chỉ định ngân hàng quốc tế có uy tín tại nước nhập khẩu để thu tiền, ký hậu vận đơn, chi phí tăng thêm không đáng kể so với trị giá lô hàng để bảo đảm an toàn.

Một trong những lưu ý quan trọng là, các doanh nghiệp nên tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại; ngoài ra có thể làm việc thông qua sự tư vấn của các hiệp hội ngành nghề trong nước, lựa chọn đối tác là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phòng các sự việc đáng tiếc xảy ra.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Bất động sản thấp tầng được nhà đầu tư săn đón?

Bất động sản thấp tầng được nhà đầu tư săn đón?

sự kiện🞄Thứ sáu, 24/05/2024, 13:25

Theo giới chuyên gia, thời gian qua giá chung cư Hà Nội đã tăng quá cao, đến ngưỡng mà thị trường khó có thể hấp thụ được. Khi đó sẽ dẫn đến việc người mua và nhà đầu tư quay lưng, cung không gặp được cầu, thị trường ắt sẽ có sự điều chỉnh và giá buộc phải hạ. Đây cũng là nguyên nhân khiến giới bất động sản đang đổ dồn vào phân khúc thấp tầng ở các huyện vùng ven khi giá chưa bị đẩy lên quá cao trong 4 tháng đầu năm.

Luật Đất đai 2024 sẽ phản ánh chính xác giá trị thị trường của đất

Luật Đất đai 2024 sẽ phản ánh chính xác giá trị thị trường của đất

sự kiện🞄Thứ sáu, 24/05/2024, 13:25

Theo đánh giá từ Savills Việt Nam, luật mới có những thay đổi về nguyên tắc xác định giá đất, chính sách mới tập trung vào việc định giá đất theo nguyên tắc thị trường, qua đó, giúp tăng cường tính minh bạch và thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Hàng loạt “đại bàng” bất động sản chọn Long An làm nơi “lót ổ”

Hàng loạt “đại bàng” bất động sản chọn Long An làm nơi “lót ổ”

sự kiện🞄Thứ sáu, 24/05/2024, 13:25

(CL&CS) - Trong thời gian gần đây, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lớn như: Vingroup, Ecopark, MIK, Prodezi Long An… đã chọn Long An làm nơi “lót ổ” với với các dự án lớn có quy mô từ vài trăm đến cả ngàn ha.